Trẻ đã tiêm đủ có cần tiêm nhắc lại mũi Sởi- Rubella phòng bệnh?

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc con mình đã tiêm phòng mũi Sởi- Rubella thì có tiếp tục tham gia tiêm trong chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella đang triển khai hay không?

 

Chú thích ảnh
Trẻ cần được tiêm đầy đủ mũi Sởi- Rubella để phòng bệnh. Ảnh: TTXVN

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, kể cả trẻ đã tiêm đầy đủ hay chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi đều cần được tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella để có đủ miễn dịch cộng đồng. Trừ những đối tượng trẻ mới tiêm vắc xin sởi hoặc sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella hoặc vắc xin thủy đậu trong vòng 1 tháng tính đến ngày tiêm thì không tiêm.

Các phản ứng thường gặp khi tiêm vắc xin Sởi- Rubella là các phản ứng nhẹ như: Sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng; sốt nhẹ; có thể phát ban... Hầu hết các trường hợp tự khỏi trong vòng 2 - 3 ngày mà không cần chăm sóc y tế.

Với những trường hợp đã được xác định là mắc bệnh sởi và rubella thì không phải tiêm vắc-xin Sởi - Rubella vì người mắc bệnh thường đã có miễn dịch bền vững với các bệnh này. Tuy nhiên, nếu chỉ mắc sởi hoặc mắc rubella hoặc chưa biết chắc chắn đã mắc các bệnh này thì việc tiêm vắc-xin phối hợp Sởi - Rubella để phòng đồng thời 2 bệnh là rất cần thiết.

Bộ Y tế đang triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ 1 -5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 nhằm nâng cao miễn dịch cộng đồng, phòng chống dịch sởi có xu hướng gia tăng.

TN/Báo Tin tức
Sẽ tiêm bổ sung vắc xin Sởi- Rubella cho trẻ em vùng có nguy cơ dịch cao từ tháng 11
Sẽ tiêm bổ sung vắc xin Sởi- Rubella cho trẻ em vùng có nguy cơ dịch cao từ tháng 11

Trước tình hình bệnh sởi có dấu hiệu tăng cao tại nhiều địa phương, Bộ Y tế vừa có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi- Rubella cho khoảng hơn 4,2 triệu trẻ 1- 5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018- 2019.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN