Trời lạnh người già dễ đột quỵ, có những dấu hiệu nào để nhận biết?

Bạn đọc hỏi: Có những biểu hiện nào để phát hiện dấu hiệu của đột quỵ và cách xử trí ra sao?

Chú thích ảnh
Điều trị bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: TN

Theo TS.BS. Đinh Thị Hải Hà, Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đột quỵ não hay tai biến mạch máu não dễ xảy ra khi trời lạnh. Bệnh dễ nguy hiểm đến tính mạng nếu chần chừ, trì hoãn việc cấp cứu. Vì vậy, mỗi người cần nắm rõ dấu hiệu, cách xử trí ban đầu để hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo đó đột quỵ não là tình trạng tắc đột ngột mạch máu não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao.

Các nhận biết các dấu hiệu đột quỵ:

- Mặt có những dấu hiệu khác thường như cười méo miệng, rối loạn thị cực.

- Tay và chân mệt mỏi khó cử động.

- Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

Theo TS.BS. Đinh Thị Hải Hà, khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu chân tay, nói khó) cần nghĩ ngay đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu, không trì hoãn.

Cách xử trí ban:

- Nên gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép, thì có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.

- Trong quá trình chờ xe, nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, nôn mửa đặt bệnh nhân ở “tư thế hồi sức”; nếu bệnh nhân tỉnh, hỗ trợ bệnh nhân nằm thoải mái, theo dõi liên tục.

- Không nên làm những việc như: Cạo gió, chích máu đầu ngón tay…

Người nhà cần chờ đợi tình trạng bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, người nhà cần chuyển ngay bệnh nhân tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ. Nếu được cấp cứu trong vòng 4 - 5 giờ bệnh nhân có thể được tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết truyền tĩnh mạch, nếu trong vòng 6 giờ, bệnh nhân bị tắc mạch não lớn có thể được tái thông bằng dụng cụ cơ học, giúp bệnh nhân hồi phục hoặc giảm thiểu các di chứng.

PV
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ kèm sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ kèm sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng

Tối 20/9, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân đột quỵ kèm sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng bằng phương pháp lọc máu liên tục CRRT.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN