Về vấn đề này, ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: Ứng dụng Bluezone không tự tìm ra người nhiễm bệnh. Người nhiễm sẽ được các cơ quan y tế xét nghiệm và xác định, sau đó sẽ được cách ly và điều trị tại các cơ sở y tế. Ứng dụng này ghi nhận lịch sử tiếp xúc của bạn và nếu trong số những người bạn tiếp xúc (đã cài Bluezone) được xác định là người nhiễm, bạn sẽ nhận được cảnh báo.
Có thể có một số trường hợp là F1, nhưng cơ sở y tế chưa kịp liên hệ để cách ly, người đó cũng không biết mình là F1. Hiện nay, ứng dụng Bluezone đang nâng cấp tính năng cho phép người dùng chủ động quét và kiểm tra.
Trong trường hợp dữ liệu Bluezone ghi nhận bạn có tiếp xúc với F0, dữ liệu này cũng phải được phối hợp với các biện pháp điều tra dịch tễ của cơ quan y tế để xác định chính xác bạn có phải là F1 hay không.
Ngày 16/8/2020, theo thông Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương, đã có 261 trường hợp F2 được truy vết do 74 trường hợp F1 (liên quan tới ổ dịch nhà hàng Thế giới bò tươi, số 36 Ngô Quyền, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cung cấp dữ liệu tiếp xúc do ứng dụng Bluezone ghi lại.
Tỉnh Hải Dương đang xếp thứ 7 cả nước về tỷ lệ người dùng Bluezone trên dân số (331.000 người dùng, chiếm tỷ lệ 19,42%). Đây cũng là tỉnh có mức độ tăng trưởng nhanh về số người dùng Bluezone.
“Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người”
Link tải về ứng dụng Bluezone: trên
Android;
trên iOS
Xem hướng dẫn cài Bluezone
tại đây