Ngày 4/9, Bộ trưởng Tài chính Anh Sajid Javid tuyên bố quốc gia này sẽ chấm dứt chính sách "khắc khổ" đã kéo dài suốt một thập kỷ qua và tập trung đầu tư cho tăng trưởng kinh tế bất chấp những biến động liên quan tới tình hình Brexit (chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu-EU).
Các tổ chức công đoàn của Hy Lạp ngày 16/5 đã bắt đầu cuộc đình công kéo dài hai ngày, đóng cửa các bến phà và các dịch vụ cung cấp tin tức trước khi diễn ra cuộc tổng đình công phản đối việc chính phủ nước này tiếp tục cắt giảm ngân sách.
Eurogroup bắt đầu nhóm họp nhằm đưa ra quyết định về gói viện trợ trị giá 85 tỷ euro cho Hy Lạp để đổi lại những biện pháp khắc khổ và cải cách kinh tế xa hơn của Athens.
Hàng nghìn người biểu tình đã tiến hành cuộc tuần hành phản đối biện pháp khắc khổ tại thủ đô London.
Dù giới chức châu Âu có thích hay không, chiến thắng gần đây của đảng cánh tả Syriza ở Hy Lạp sẽ buộc họ phải đối mặt với một chính phủ chống các biện pháp khắc khổ đầu tiên của Eurozone.
Ngày 27/3, Quốc hội Ukraine đã không thông qua được dự luật chống khủng hoảng, theo đó chấp thuận các biện pháp khắc khổ theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một phần trong gói cứu trợ trị giá 14-18 tỷ USD.
Bồ Đào Nha khép lại năm 2012 với việc Chính phủ nước này quyết định áp đặt thêm các biện pháp khắc khổ, trong đó có các biện pháp như áp thuế đặc biệt 3,5% đối với tất cả người lao động từ ngày 1/1/2013 và cắt giảm lương hưu.
Lâm vào tình trạng túng thiếu do các biện pháp khắc khổ của chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp leo thang, hàng triệu người châu Âu đã gia nhập đội quân "những người mới nghèo" trong năm 2012, khi khủng hoảng kinh tế không nương tay với người già, phụ nữ hay trẻ em.
Ngày 12/11, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua ngân sách năm 2013, bao gồm cả các biện pháp khắc khổ mới, nhằm nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro.
Ngày 6/11, cho dù vẫn chưa hoàn tất được các chi tiết của gói biện pháp khắc khổ, Hy Lạp đã huy động được 1,3 tỷ euro (1,7 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn 6 tháng, với mức lãi suất giảm nhẹ xuống mức 4,41%.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố nước này sẽ cam kết thực hiện các biện pháp kinh tế thắt lưng buộc bụng cho đến khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Bỉ sẽ mở rộng quy mô các biện pháp khắc khổ lên 1,82 tỷ euro (2,49 tỷ USD) do kinh tế nước này có thể sụt giảm trong năm 2012, nhằm giữ thâm hụt ngân sách trong giới hạn cho phép của EU.
Quốc hội Hy Lạp tối 28/2 đã thông qua khẩn cấp một phần gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng", gồm cắt giảm tiền lương lao động, lương hưu và sát nhập các cơ quan nhà nước. Phần hai của gói biện pháp khắc khổ cũng sẽ được đưa ra trong chiều 29/2.
Ngay trước thềm hội nghị bộ trưởng tài chính Khu vực Eurozone diễn ra hôm nay, 20/2 tại Brúcxen để xem xét thông qua gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp, hàng nghìn người dân Hy Lạp đã xuống đường phản đối các biện pháp khắc khổ cắt giảm chi tiêu của chính phủ...
Vàng giao ngay bất ngờ tăng lên trên ngưỡng kháng cự 1.750 USD/ounce trong phiên 8/2 tại thị trường châu Á, trong bối cảnh giới đầu tư còn chờ đợi quyết định về các biện pháp khắc khổ mới của Hy Lạp để nước này có thể nhận gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Thực hiện các biện pháp khắc khổ theo yêu cầu của các nhà tài trợ quốc tế hay chấp nhận vỡ nợ vào tháng 3 tới? Câu hỏi ấy đang làm đau đầu Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos và chính phủ liên minh của ông.
Chính phủ mới của Italia sáng 5/12 (giờ VN) đã thông qua các biện pháp tăng trưởng và thắt lưng buộc bụng khẩn cấp nhằm cứu vãn đồng euro trước nguy cơ sụp đổ.
Ngày 19/10, hơn 120.000 người đã tuần hành ở thủ đô Aten, đánh dấu việc khởi đầu cuộc tổng bãi công kéo dài 48 giờ, phản đối một dự luật khắc khổ mới theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế nhằm ngăn Hy Lạp vỡ nợ.
Vốn đã bị lún vào suy thoái, với hơn 16% lực lượng lao động bị lâm vào cảnh thất nghiệp, liệu Hy Lạp còn có khả năng gánh chịu thêm nhiều biện pháp khắc khổ nữa để được châu Âu cứu giúp hay không?