EU đã nhập khẩu nhiều khí đốt từ Nga hơn Mỹ, đánh dấu lần đầu tiên trong gần hai năm tình trạng này xảy ra. Điều này phản ánh sự phức tạp trong cân bằng giữa nhu cầu năng lượng và cam kết chính trị của EU giữa cuộc xung đột ở Ukraine.
Công ty năng lượng lớn OMV của Áo đang tăng cường mua khí đốt theo hợp đồng dài hạn với Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga).
Sáu quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào nhằm hạ thấp hơn nữa mức giá trần mà khối sẽ áp với khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ yêu cầu cơ quan điều hành của khối đưa ra đề xuất khả thi về mức trần giá khí đốt nhập khẩu tại hội nghị thượng đỉnh trong tuần này, nhằm “hạ nhiệt” giá khí đốt.
Trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra, Nga cung cấp hơn 40% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, nhưng giờ đây EU đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Trong bối cảnh đó, vai trò của Ai Cập được đặc biệt coi trọng, giúp doanh thu xuất khẩu khí đốt của nước này tăng vọt.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm Canada, với hy vọng đồng minh của Đức trong Nhóm 7 nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới (G7) sẽ đưa dòng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang Đức để thay thế khí đốt nhập khẩu của Nga. Tuy nhiên, Canada - nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 5 thế giới - không đưa ra cam kết chắc chắn về việc này.
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cần đưa ra mức giá trần đối với khí đốt nhập khẩu từ Nga nhằm giảm bớt gánh nặng tăng giá đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Sản lượng khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) đã giảm một nửa trong 10 năm qua. EU phải nhập tới 80% lượng khí đốt từ các nước bên ngoài để phục vụ nhu cầu nội khối.
Rất khó để châu Âu tiếp cận các chuyến hàng khí hóa lỏng LNG trong ngắn hạn và nếu có mức chi phí cũng sẽ bị đội lên nhiều so với khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Một lệnh trừng phạt toàn diện của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào dầu thô, khí đốt nhập khẩu từ Nga có thể gây ra những hệ quả kinh tế không mong đợi đối với Mỹ và đồng minh phương Tây. Đây là phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trước báo giới tại Washington ngày 21/4.
Ngày 29/3, Nga thông báo sẽ đề ra các quy định rõ ràng về thanh toán khí đốt nhập khẩu từ nước này bằng đồng ruble vào ngày 31/3, nhấn mạnh "cuộc chiến kinh tế" mà phương Tây nhằm vào Moskva đã tạo ra một loạt điều kiện thị trường mới.
Công ty năng lượng quốc gia Naftogaz (Ukraine) sẽ tăng gấp ba lần lượng khí đốt nhập khẩu từ tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom (Nga) trong tháng 4.
Kiev có kế hoạch đáp ứng 60% nhu cầu khí đốt nhập khẩu của nước này từ các nguồn ở châu Âu, qua đó khiến lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, quốc gia từng là nhà cung cấp khí đốt chủ lực của Ukraine, chỉ còn chiếm 40%.