Ngày 15/12, theo tờ Bastillepost, Viện Cổ sinh vật học và Cổ nhân chủng học Động vật có xương sống (IVPP) đã công bố phát hiện một loài khủng long mới thuộc đầu kỷ Jura tại tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.
Ngày 11/4, Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (Conicet) thông báo các nhà cổ sinh vật học nước này đã phát hiện ra một loài khủng long mới thuộc chi titanosaur, một chi thuộc họ khủng long sauporod ăn cỏ có đầu nhỏ và thân hình to lớn.
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc và Anh đã xác định được một loài khủng long mới thuộc chi khủng long phiến sừng (stegosaur) tại Trung Quốc.
Các nhà cổ sinh vật học Australia thông báo đã xác định hóa thạch của một loài khủng long được phát hiện tại một vùng hẻo lánh của nước này là một loài mới và là một trong những loài khủng long lớn nhất từng tồn tại trên trái đất. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PeerJ ngày 7/6.
Viện Khảo cổ và Lịch sử Mexico (INAH) ngày 13/5 cho biết các nhà cổ sinh vật học đã xác định được một loài khủng long mới sau khi tìm thấy mẫu vật có niên đại từ cách đây 73 triệu năm tại miền Bắc Mexico. Đặc điểm nổi bật của loài này là "hiền lành và nói nhiều".
Ngày 4/6, các nhà cổ sinh vật học Argentina thông báo vừa phát hiện các dấu tích hóa thạch của một loài khủng long mới tồn tại cách đây 90 triệu năm tại khu vực Patagonia thuộc nước này.
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa tìm ra một loài khủng long mới từng gầm rú trên Trái đất hàng triệu năm trước đây.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài khủng long mới ở Mỹ có vẻ ngoài kỳ dị: có lông giống nhím, mỏ giống vẹt và răng nanh giống ma cà rồng.