Tổng thống Vladimir Putin cho biết Ukraine đã thực hiện hành động khiêu khích quy mô lớn mới nhất chống lại Nga bằng cách xâm nhập vào khu vực Kursk.
Ngày 31/7, Nga đã lên án vụ ám sát thủ lĩnh văn phòng chính trị Hamas Ismail Haniyeh tại Iran, và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế các bước đi có thể đẩy Trung Đông vào một cuộc chiến tranh lớn.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva lên án mạnh mẽ các cuộc không kích của Israel vào vùng ngoại ô Aleppo của Syria.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh Ngoại trưởng Sergey Lavrov chưa từng đàm phán với bất kỳ ai về các thỏa thuận liên quan đến Ukraine như truyền thông Mỹ đưa tin.
Ngày 24/6, viết trên kênh Telegram của Hội Lịch sử Nga, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SVR) kiêm Chủ tịch Hội, ông Sergey Naryshkin, cho biết nỗ lực gây bất ổn xã hội và thổi bùng ngọn lửa nội chiến đã thất bại, người Nga đã chứng tỏ khả năng phân biệt giữa sự thật và dối trá.
Ngày 30/1, Nga đã lên án cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) xảy ra ngày 29/1 nhằm vào một nhà máy quân sự ở tỉnh Isfahan, miền Trung Iran và gọi đây là hành động "khiêu khích" có thể khiến tình hình khu vực vốn đã rất căng thẳng này tiếp tục xấu đi.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này cung cấp đạn dược cho Nga đồng thời lên án việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Theo hãng tin TASS của Nga, chiều 5/9, Nga đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom liều chết xảy ra trước đó cùng ngày gần Đại sứ quán Nga tại thủ đô Kabul của Afghanistan.
Nga lên án Mỹ có hành động gây sức ép ngoại giao với Brazil để nước này không cấp phép cho vaccine Sputnik V của Nga, cho rằng ý đồ can dự chính trị vào chiến dịch tiêm chủng vaccine này khiến nhiều người thiệt mạng.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 2/3 tuyên bố các biện pháp trừng phạt Mỹ mới áp đặt là bằng chứng về "hành động tấn công thù địch chống Nga" và Moskva sẽ đáp trả tương xứng.
Ngày 1/9, Nga đã lên án các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào đồng minh Belarus là "không thể chấp nhận được", đồng thời bày tỏ ủng hộ đề xuất của Tổng thống Alexander Lukashenko trong việc sửa đổi Hiến pháp.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 2/6 đã yêu cầu Washington “thực hiện các biện pháp khẩn cấp" để ngăn chặn bạo lực của cảnh sát đối với các nhà báo, trong đó có phóng viên Nga.
Ngày 21/5, Nga lên án kế hoạch của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, khẳng định rằng việc này sẽ gây phương hại đến an ninh của châu Âu và ảnh hưởng đến chính lợi ích các đồng minh của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên án kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức cuộc tập trận “Bảo vệ châu Âu - 2020” vào tháng 4 và tháng 5 tới, cáo buộc đây là kế hoạch nhằm tạo ra "đòn đánh phủ đầu" gần biên giới với Nga.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 30/12 tuyên bố các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Iraq và Syria là không thể chấp nhận được và không hiệu quả, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh châm ngòi căng thẳng tại khu vực.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 13/3 lên án các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt đối với Ngân hàng Evrofinance Mosnarbank, có trụ sở ở Nga và do Venezuela sở hữu một phần, cũng như việc Mỹ đe dọa trừng phạt tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga vì hợp tác với Venezuela.
Ngày 25/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố chính sách của Mỹ đối với Venezuela mang tính “phá hoại”.
Nga kiên quyết lên án những thế lực đẩy xã hội Venezuela vào khủng hoảng và cho rằng việc thiết lập hai chính quyền song hành tại Venezuela là con đường trực tiếp dẫn đến hỗn loạn và hủy hoại nền tảng nhà nước Venezuela. Đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 24/1.
Những tuyên bố nói rằng Nga có thể liên quan đến các cuộc biểu tình tại Pháp không gì khác chính là hành động "vu khống".
Ngày 7/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng chỉ trích việc Canada bắt giữ Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ, cho rằng đây là minh chứng về chính sách "nước lớn" của Mỹ.