Tuyên bố của Bộ trên nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi Mỹ xem xét lại, thay vì áp đặt trừng phạt đối với các công ty và ngân hàng nước ngoài, hãy thay đổi theo hướng cùng nỗ lực dưới sự bảo hộ của Liên hợp quốc (LHQ) để giúp ổn định tình hình tại Venezuela dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Evrofinance Mosnarbank, với cáo buộc "âm mưu phá vỡ các trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela".
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định các biện pháp trừng phạt không nằm trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an LHQ sẽ bị coi là phi pháp. Theo Bộ trên, các trừng phạt trên cấm Ngân hàng Evrofinance Mosnarbank trao cho Chính phủ Venezuela "cơ hội làm việc bình thường với các đối tác nước ngoài".
Tuyên bố của Bộ trên cũng nêu rõ rằng, với việc cấm các giao dịch bằng đồng USD của ngân hàng này, Washington đang hủy hoại lòng tin vào đồng bạc xanh của Mỹ như một công cụ thanh toán quốc tế, và "ngày càng thuyết phục cộng đồng thế giới về sự không đáng tin của đồng USD và buộc phải từ bỏ việc sử dụng đồng tiền này".
Bộ trên cũng cho rằng các đe dọa của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chống lại Rosneft là "vô nghĩa". Ông Pompeo cáo buộc Rosneft tiếp tục mua dầu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) bất chấp các trừng phạt của Mỹ. Bộ trên nhắc lại rằng Rosneft đã bị Mỹ trừng phạt năm 2014 nhưng vẫn hoạt động tốt, trong khi các đối tác Mỹ trước đây của Rosneft bị Washington buộc phải ngừng hoạt động đã phải chịu tổn thất lớn.