Luật Đất đai 2024 được ban hành với nhiều nội dung mới đối với quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, góp phần minh bạch thị trường bất động sản (BĐS) thông qua cơ chế rõ ràng trong tiếp cận đất đai, tạo sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Giao đất, cho thuê đất là một nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai, là phương thức chính quyền tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tiếp cận đất đai để đầu tư, kinh doanh. Nếu doanh nghiệp, người dân gặp rào cản trong việc tiếp cận đất sẽ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của địa phương.
Có nhiều nguyên nhân, nhưng thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 yếu tố chính khiến doanh nghiệp tư nhân khó lớn.
Thực tế đã có không ít doanh nghiệp phàn nàn rằng việc tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh của họ bị vướng do quy định pháp luật về đất đai, mà trực tiếp là Luật Đất đai năm 2013 chưa đồng nhất. Để khắc phục tình trạng này, các quy định cần sớm được rà soát lại để có sự thống nhất trong chỉnh sửa, bổ sung thời gian tới.
Tiếp cận đất đai là một trong những điều kiện để doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất, mang lại giá trị thặng dư, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước nhưng cũng là lĩnh vực phát sinh nhiều vướng mắc và thường xuyên nhận được nhiều kiến nghị từ phía các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong các hội nghị, diễn đàn về cơ chế, chính sách.
Theo đánh giá của các chuyên gia, giá đất đối với các dự án "đổi đất lấy hạ tầng" của doanh nghiệp đang sử dụng khi cổ phần hóa còn nhiều vấn đề bất cập.
Báo cáo nghiên cứu “Điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa tiến hành mới đây cho thấy, hiện có tới 63% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai, đây cũng là rào cản lớn đối với doanh nghiệp nông nghiệp.
Theo kết quả điều tra của Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam và ý kiến của một số địa phương, việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp (DN) vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó bao gồm cả chi phí không chính thức cũng như luật định.
Tiếp cận đất đai và duy trì sự ổn định trong quá trình sử dụng đất để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh luôn là điều doanh nghiệp mong muốn. Song trên thực tế, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận mặt bằng để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những vướng mắc về cấp đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
Cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất; mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài;...
Theo một nghiên cứu mới đây của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc... mặc dù hệ thống pháp luật chính thống rất chú trọng bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản, nhưng trên thực tế phụ nữ vẫn đang bị loại khỏi việc được hưởng lợi từ các quyền này.