Ngày 24/6, cả Iran và Venezuela đã lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào các thuyền trưởng của tàu chở dầu Iran.
Ngày 23/5, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo lực lượng vũ trang nước này đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực đảo La Orchila, phía Bắc nước này, và tiến hành tập trận nhằm bảo vệ các tàu chở dầu của Iran đang trên đường tới Venezuela.
Caracas sẽ cử chiến hạm và chiến đấu cơ đảm bảo an ninh cho 5 tàu chở dầu Iran cập cảng Venezuela an toàn, trong bối cảnh Mỹ tìm cách cản trở vụ vận chuyển.
Ngày 13/10, Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao của Saudi Arabia Adel al-Jubeir tuyên bố Riyadh không đứng sau vụ không kích nhằm vào tàu chở dầu của Iran tại Biển Đỏ.
Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Iran đã bày tỏ quan ngại nguy cơ dầu tràn sau vụ nổ trên con tàu thuộc sở hữu của Công ty Dầu khí quốc gia Iran trên Biển Đỏ có thể gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
Công ty Chở dầu quốc gia Iran (NITC) ngày 11/10 cho biết tàu chở dầu của Iran gần thành phố cảng Jeddah của Saudi Arabia cùng ngày có thể đã trúng 2 quả tên lửa, gây hư hại nặng và làm tràn dầu ra Biển Đỏ.
Một quan chức cấp cao Mỹ đã ngỏ ý chuyển vài triệu USD cho thuyền trưởng người Ấn Độ của tàu chở dầu Iran bị nghi ngờ di chuyển đến Syria.
Theo hãng tin AFP, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/9 xác nhận một quan chức cấp cao nước này đã đích thân đề nghị trả hàng triệu USD cho thuyền trưởng của tàu chở dầu Iran bị nghi đang trên hành trình tới Syria.
Truyền thông Trung Đông ngày 30/8 cho biết, Liban đã phủ nhận thông tin Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng tàu chở dầu Adrian Darya của Iran sẽ cập cảng ở quốc gia này, trong bối cảnh lộ trình tiếp theo của con tàu này đang làm dấy lên những đồn đoán trong khu vực.
Ngày 30/8, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết siêu tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1 (trước đó có tên là Grace 1) - vốn là tâm điểm của cuộc đối đầu giữa Mỹ và nước CH Hồi giáo - đã đổi hướng tới Liban.
Ngày 22/8, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis khẳng định nước này không phải là điểm đến của tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1 (trước đó có tên là Grace 1) vốn đang bị Mỹ ra lệnh bắt giữ.
Ngày 20/8, Bộ trưởng Hàng hải Hy Lạp Ioannis Plakiotakis cho biết không nhận được yêu cầu cập cảng của tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1 (trước đó có tên là Grace 1), sau khi trang web Marine Traffic chuyên theo dõi hoạt động hàng hải cho rằng "điểm đến" của con tàu này là cảng Kalamata của Hy Lạp.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo chính quyền Hy Lạp rằng bất kỳ nỗ lực nào hỗ trợ tàu chở dầu Adrian Darya của Iran cũng sẽ bị coi là hình thức ủng hộ vật chất đối với một tổ chức khủng bố.
Siêu chở dầu Iran là tâm điểm tranh cãi ngoại giao cả tháng qua đã rời Gibraltar trong đêm 18/8, sau khi chính quyền vùng lãnh thổ này bác lệnh bắt giữ tàu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Trước đó, tàu chở dầu Iran Grace 1 đã được phép rời khỏi Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại của Anh) sau một tháng bị bắt giữ.
Việc thuyền trưởng tàu chở dầu Grace 1 không muốn điều khiển con tàu đang khiến cho siêu tàu chở dầu Iran gặp khó khăn trong việc khởi hành rời khỏi Gibraltar mặc dù đã có lệnh thả.
Bộ Tư pháp Mỹ vừa phát lệnh bắt giữ siêu tàu chở dầu Grace 1 của Iran sau khi con tàu vừa được Gibraltar trả tự do theo phán quyết của toà án một ngày trước đó.
Ngày 19/7, tòa án cấp cao nhất ở Gibraltar - vùng lãnh thổ thuộc Anh ở Địa Trung Hải, đã đồng ý gia hạn tạm giữ thêm 30 ngày đối với tàu chở dầu của Iran, bị bắt giữ trước đó do tình nghi vi phạm các lệnh trừng phạt khi chở dầu tới Syria.
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã nói với người đồng cấp Iran rằng một tàu chở dầu của nước này bị vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh bắt giữ sẽ được thả nếu Tehran bảo đảm tàu này không vi phạm các lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) liên quan Syria.
Chiều 11/7, Cảnh sát Hoàng gia Gibraltar đã bắt giữ thuyền trưởng và một sĩ quan trên tàu chở dầu Grace 1 của Iran với cáo buộc vận chuyển dầu thô tới Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời thu giữ các tài liệu và thiết bị điện tử trên tàu.