Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) ngày 22/4 cho biết các cuộc khủng hoảng liên quan đến thời tiết đã khiến số lượng người phải di dời gấp 2 lần so với xung đột và bạo lực trong 10 năm qua.
Nhân Ngày Y tế thế giới (7/4), Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết và cùng hành động nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vaccine COVID-19 của những người tị nạn, cũng như cho những người bị cưỡng bức phải di dời và người không có quốc tịch.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về kinh tế, nguồn lực vaccine COVID-19 còn hạn chế, nhưng Jordan đã có một quyết định bất ngờ: Coi người tị nạn là một trong những đối tượng được ưu tiên tiêm ngừa vaccine đầu tiên.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 28/4, tổ chức từ thiện Hội đồng Tỵ nạn Na Uy (NRC) cho rằng các cường quốc cần phải đình chỉ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các quốc gia bao gồm Syria, Iran và Venezuela trong đại dịch COVID-19, trong bối cảnh đại dịch có nguy cơ làm gia tăng nạn đói và tình trạng khó khăn cho người nghèo.
Ngày 13/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã quyết định gia hạn hoạt động của Cơ quan cứu trợ và việc làm cho người tỵ nạn Palestine của LHQ (UNRWA) thêm 3 năm, bất chấp sự phản đối của Mỹ và Israel.
Chính quyền tự trị người Kurd ở Đông Bắc Syria ngày 13/10 cho biết gần 800 người - gồm vợ và con của các tay súng người nước ngoài thuộc tổ chức "Nhà nước hồi giáo" (IS) tự xưng - đã trốn khỏi trại tị nạn Ain Issa do các lực lượng an ninh người Kurd phụ trách ở miền Bắc Syria.
Ngày 6/5, Hội đồng Tỵ nạn Na Uy cảnh báo hạn hán đã khiến gần 2 triệu người Somalia cần viện trợ lương thực khẩn cấp trong bối cảnh lượng mưa khan hiếm đẩy nhiều cộng đồng khắp khu vực Đông Phi bên bờ vực nạn đói.
Bộ tham mưu các lực lượng Nga tại Syria ngày 7/3 đã cáo buộc Mỹ phá hỏng chiến dịch nhân đạo giải cứu dân thường Syria tại trại tị nạn Al Rukban.
Ngày 22/2, Liên hợp quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nhu cầu cứu trợ nhân đạo mà những người tị nạn Venezuela đang phải đối mặt, khi số người tị nạn và người di cư từ Venezuela sang các nước trong khu vực tiếp tục tăng và chạm mốc 3,4 triệu người trong tháng này.
Ngày 21/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo đầu tiên về chủ đề sức khỏe của người di cư và người tỵ nạn ở châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 10/12, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đã cung cấp các đồ dùng thiết yếu cho khoảng 161.000 trẻ em tỵ nạn – những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa trên khắp miền Bắc Iraq do chiến tranh, đang phải chống chọi với thời tiết băng giá.
Sau khi Mỹ quyết định ngừng tài trợ cho Cơ quan Liên hợp quốc cứu trợ người tỵ nạn Palestine (UNRWA), Tây Ban Nha ngày 3/9 kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên tăng cường các nỗ lực "bổ sung" để lấp đầy khoảng trống này.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, nhà chức trách Italy đã tỏ rõ động thái cứng rắn hơn đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO) tham gia các hoạt động cứu hộ người tỵ nạn tại khu vực Địa Trung Hải.
Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch tiếp nhận ít nhất 50.000 người tỵ nạn trực tiếp từ châu Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ, một biện pháp nhằm hạn chế các chuyến tàu tỵ nạn vượt biển Địa Trung Hải nhiều rủi ro.
Trong cuộc đoàn viên với những người tỵ nạn Syria được đích thân ông chào đón đến Canada năm 2015, Thủ tướng Justin Trudeau không cầm được nước mắt vì xúc động.
Hiện nay có một tỷ lệ đáng kể cử tri ở CH Séc có thái độ tiêu cực đối với Liên minh châu Âu (EU) dưới tác động của làn sóng di cư mới vào châu Âu và cảm giác bị "chèn ép" về hạn ngạch tiếp nhận người tỵ nạn.
Các nhà kinh tế của CH Séc ngay từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng di cư vào năm 2015 đã khẳng định rằng nước này không trông chờ vào nguồn nhân lực bổ sung từ những người tỵ nạn Trung Đông và Bắc Phi. Và giờ đây đến lượt người Đức "vỡ mộng“.
Ngày 14/5, tạp chí "Der Spiegel" của Đức cho biết từ nay cho đến cuối năm 2020, chính phủ nước này dự kiến phải chi khoảng 93,6 tỷ euro cho các chi phí liên quan đến cuộc khủng hoảng người tỵ nạn.
Mới đây, tại phiên họp của Ủy ban châu Âu ở Strasbourg, Thủ tướng Ba Lan Beata Szydło đã tuyên bố rằng Ba Lan hiện không có ý định tiếp nhận người tỵ nạn Syria.
Cuộc tranh luận về vấn đề di dân với sự tham dự của 20 nghị sỹ CH Séc sẽ kết thúc vào ngày 26/1 đang ở cao trào.