Một thẩm phán của Bỉ ngày 2/1 thông báo đã ngừng xem xét yêu cầu dẫn độ đối với 2 cựu lãnh đạo ly khai vùng tự trị Catalonia về Tây Ban Nha để xét xử.
Ngày 28/7, cựu Thủ hiến vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha, ông Carles Puigdemont đã quay lại Bỉ, sau 4 tháng bị giam giữ tại Đức.
Ngày 12/7, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết cựu Thủ hiến vùng tự trị Catalonia Carles Puigdemont và các cựu thành viên chính quyền ly khai "phải do các tòa án Tây Ban Nha xét xử".
Ngày 22/5, Văn phòng Trưởng Công tố bang Schleswig-Holstein, miền Bắc nước Đức, đã đề nghị dẫn độ cựu Thủ hiến vùng tự trị Catalonia Carles Puigdemont về Tây Ban Nha.
Ông Quim Torra đã trở thành nhà lãnh đạo mới của vùng tự trị Catalonia thuộc Tây Ban Nha trong cuộc bầu cử ngày 14/5 với số phiếu sít sao.
Ngày 25/3, cảnh sát Đức đã bắt giữ ông Carles Puigdemont - cựu Thủ hiến vùng tự trị Catalonia thuộc Tây Ban Nha khi ông này đang lái xe trên đường từ Đan Mạch sang Đức.
Trong khuôn khổ cuộc điều tra về việc chính quyền vùng tự trị Catalonia tổ chức trưng cầu ý dân trái phép hồi tháng 10/2017, cảnh sát Tây Ban Nha đã tiến hành khám xét trụ sở chính quyền vùng này tại thủ phủ Barcelona.
Các thẩm phán Bỉ đã trì hoãn việc đưa ra quyết định dẫn độ cựu Thủ hiến vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha, ông Carles Puigdemont, cho đến ngày 14/12 để tiếp tục xem xét lệnh truy nã châu Âu được Madrid ban hành đối với nhà lãnh đạo này.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 14/11 nhận định sản lượng kinh tế của nước này sẽ khôi phục và đạt mức tăng trưởng từ 2,8 đến 3% trong năm 2017 này nếu tình hình ở vùng tự trị Catalonia trở lại "bình thường" sau cuộc bầu cử địa phương ngày 21/12 tới.
Chính phủ Tây Ban Nha sẽ khôi phục trật tự hiến pháp tại vùng tự trị Catalonia sau khi cựu Chủ tịch Hội đồng lập pháp vùng này, bà Carme Forcadell chấp nhận áp dụng điều 155 của Hiến pháp Tây Ban Nha.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Tây Ban Nha Carmen Lamela ngày 2/11 đã ra lệnh bắt giữ 8 thành viên của chính quyền bị giải tán ở vùng tự trị Catalonia, trong đó có cựu Phó Thủ hiến Oriol Junqueras.
Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha ngày 2/11 cho biết phía cơ quan công tố nước này đã đề nghị bắt giam 8 thành viên của chính quyền bị giải tán ở vùng tự trị Catalonia để phục vụ công tác điều tra.
Quyết định kêu gọi tổ chức bầu cử sớm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dường như đã cho “trái ngọt” đồng thời mở rộng đường tới mục tiêu của ông là sửa đổi hiến pháp nước này. Trong khi đó, cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia đã thách thức chính quyền trung ương Tây Ban Nha khi bỏ phiếu tuyên bố độc lập.
Việc cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha đơn phương tuyên bố độc lập sẽ gây ra những ảnh hưởng không mong đợi đối với nền kinh tế vùng này.
Tiếp tục cập nhật các phản ứng mới nhất của cộng đồng quốc tế sau khi cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha tuyên bố độc lập, ngày 27/10, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Catalonia là một phần không thể tách rời Tây Ban Nha và Washington ủng hộ các biện pháp của chính quyền trung ương Madrid nhằm đảm bảo sự thống nhất đất nước.
Trong một phản ứng mới nhất từ phía châu Âu về việc vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha chính thức tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã khẳng định lập trường của Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ chính quyền trung ương Madrid, cho rằng động thái này của vùng lãnh thổ Catalonia không thay đổi được gì và EU sẽ chỉ quan hệ với chính quyền trung ương Madrid.
Trong một phản ứng đầu tiên sau khi cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia chính thức tuyên bố vùng này độc lập khỏi Tây Ban Nha, ngày 27/10, Thủ tướng nước này, ông Mariano Rajoy, đã kêu gọi người dân kiềm chế và khẳng định các trật tự pháp luật sẽ được khôi phục tại đây.
Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền trung ương Madrid và các nước châu Âu, ngày 27/10, cơ quan lập pháp vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha đã chính thức tuyên bố độc lập.
Mối quan hệ giữa chính quyền Tây Ban Nha và lãnh đạo vùng tự trị Catalonia chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont từ chối xuất hiện trước Thượng viện tại thủ đô Madrid để giải trình về vấn đề độc lập.
Ngày 20/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cho biết chính phủ nước này đã đến "điểm tới hạn" trong khi tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp chấm dứt ý đồ ly khai của vùng tự trị Catalonia.