Ngày 27/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại sâu sắc trước các thông tin về âm mưu đảo chính quân sự ở Bolivia và kêu gọi bảo vệ trật tự Hiến pháp ở quốc gia này.
Các đơn vị quân đội đã rút lui khỏi Dinh Tổng thống Bolivia ở thủ đô La Paz còn tướng chỉ huy Juan Jose Zuniga không chỉ bị tước quyền, mà đã bị bắt giữ và bị điều tra.
Truyền thông Bolivia cùng một số nhân chứng cho biết, giới chức Bolivia đã bắt giữ Tướng Juan Jose Zuniga vào chiều 26/6 (giờ địa phương), vài giờ sau khi các binh sĩ dưới quyền ông này đột nhập vào Dinh Tổng thống (trụ sở cũ) trong khi xuất hiện thông tin về một âm mưu đảo chính quân sự do ông Zuniga cầm đầu.
Bản tin nóng thế giới sáng 27/6 có những nội dung sau đây: - Liên hợp quốc cảnh báo về thuốc phiện tổng hợp nitazene; - Xe bọc thép bao vây Dinh Tổng thống Bolivia làm dấy lên lo ngại đảo chính quân sự.
- Quân đội Israel chuẩn bị thành lập một sư đoàn mới; - Đại sứ EU dự báo thời điểm Ukraine gia nhập EU.
Lực lượng vũ trang Bolivia đã tiếp quản quảng trường trung tâm thủ đô La Paz và một chiếc xe bọc thép lao vào Dinh tổng thống, theo sau là binh lính, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đảo chính quân sự.
Ngày 2/1, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo Đại sứ quán Pháp tại Niger đã chính thức đóng cửa trong bối cảnh mối quan hệ song phương xấu đi sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Tây Phi này.
Tình trạng bất ổn có dấu hiệu gia tăng trở lại với các cuộc đảo chính quân sự liên tiếp diễn ra tại nhiều nước châu Phi trong năm 2023.
Ngày 10/12, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Abuja của Nigeria, trong bối cảnh khu vực bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng sau một loạt cuộc đảo chính quân sự trong những năm gần đây tại các nước thành viên.
Tình hình nhân đạo ở Niger đang ngày càng trầm trọng do các lệnh trừng phạt sau đảo chính quân sự.
Ngày 7/9, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) tại Trung Phi, ông Abdou Abarry đã có cuộc gặp với Tướng Brice Oligui Nguema, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống chuyển tiếp của Gabon, tại Libreville để thảo luận về quá trình chuyển giao quyền lực sau cuộc đảo chính quân sự tháng trước.
Hãng thông tấn chính thức ANP của Niger đưa tin nước này ngày 4/9 đã mở lại không phận, gần một tháng sau khi áp đặt lệnh cấm sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 7.
Ngày 2/9, quân đội Gabon thông báo mở trở lại các cửa khẩu biên giới vốn bị đóng sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Ali Bongo.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên minh châu Phi (AU) ngày 31/8 cho biết đã quyết định “đình chỉ ngay lập tức” tư cách thành viên của Gabon sau cuộc đảo chính quân sự trong tuần này.
Ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố những người liên quan đến cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Niger "không có thẩm quyền" yêu cầu Đại sứ Pháp tại Niamey phải rời khỏi quốc gia Tây Phi này. Bộ trên nêu rõ: “Chúng tôi liên tục đánh giá sự an toàn và các điều kiện hoạt động của Đại sứ quán của chúng tôi”.
Từ tháng 8/2020 đến nay, châu Phi đã xảy ra 8 cuộc đảo chính quân sự, với sự kiện mới nhất diễn ra ở Gabon ngày 30/8/2023.
Tiếp tục cập nhật diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc đảo chính quân sự tại Gabon, ngày 30/8, một số sĩ quan quân đội cho biết Tổng thống Ali Bongo Ondimba đang bị quản thúc tại gia, trong khi nhiều người thân cận với ông đã bị bắt giữ.
Hàng hóa ùn ứ là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tác động của các biện pháp trừng phạt do khối Cộng đồng các nền kinh tế Tây Phi (ECOWAS) áp đặt đối với Niger sau cuộc đảo chính quân sự vào ngày 26/7.
Ngày 22/8, Liên minh châu Phi (AU) thông báo đình chỉ tư cách thành viên của Niger sau vụ đảo chính quân sự tại nước này, đồng thời khuyến cáo các nước thành viên tránh mọi hành động dẫn tới việc hợp pháp hóa chính quyền quân sự tại Niger.
Các nhà lãnh đạo Tây Phi đang cân nhắc các động thái tiếp theo khi tìm cách lật ngược cuộc đảo chính quân sự ở Niger.
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) bác bỏ thông tin cho rằng tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Nga tham gia cuộc đảo chính quân sự tại Niger.