Tags:

Đồng bào cơ tu

  • Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào vùng biên đẩy lùi nghèo khó

    Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào vùng biên đẩy lùi nghèo khó

    Thu gom được hơn nửa tấn cây dược liệu gồm ba kích tím và đẳng sâm của đồng bào Cơ Tu ở thôn Ariêu, xã biên giới Tr’hy, huyện Tây Giang (Quảng Nam), ông Bhling Choong đưa lên xe vận chuyển về xã Atiêng - trung tâm của huyện để bán cho các thương lái đến từ các thành phố Tam Kỳ, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi. Hiện đang vào mùa thu hoạch, mỗi kg đẳng sâm được ông Bhling Choong thu mua tại nhà với giá từ 200.000 đồng đến 220.000 đồng, mỗi kg ba kích tím có giá từ 250.000 đồng đến 270.000 đồng.

  • Hỗ trợ đồng bào Cơ Tu chuyển đổi số 

    Hỗ trợ đồng bào Cơ Tu chuyển đổi số 

    Triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, việc trao tặng điện thoại thông minh sẽ giúp các hộ đồng bào Cơ Tu có thể sử dụng các dịch vụ, tiện ích chuyển đổi số và đồng thời tiếp nhận kịp thời thông tin, hướng dẫn từ chính quyền, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân tại địa bàn khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

  • Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp bảo tồn văn hóa đồng bào Cơ Tu

    Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp bảo tồn văn hóa đồng bào Cơ Tu

    Giữa núi rừng âm vang tiếng cồng, chiêng rộn rã và những câu hát hào sảng của đồng bào Cơ Tu. Trong những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống đầy màu sắc, hơn 20 người Cơ Tu, cả già trẻ, gái trai cùng biểu diễn điệu múa truyền thống Tung Tung Da Dá cho du khách trong nước và quốc tế thưởng thức. Đó là hình ảnh quen thuộc tại các mô hình Du lịch cộng đồng thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng).

  • Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam)

    Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam)

    Tây Giang (Quảng Nam) có hơn 14 dân tộc sinh sống, trong đó người Cơtu chiếm hơn 95% dân số. Cộng đồng người Cơ Tu bảo tồn khá nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc, nhất là nhà làng (Gươl).

  • Người Cơ Tu bỏ tục đâm trâu trong ngày Tết

    Người Cơ Tu bỏ tục đâm trâu trong ngày Tết

    Theo phong tục từ ngàn xưa, mỗi dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế lại tổ chức lễ hội đâm trâu để mừng năm mới, cầu nguyện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những năm gần đây, đồng bào nơi đây đang dần xóa bỏ phong tục này vì không còn phù hợp.

  • Mô hình homestay đưa du khách đến gần hơn với đồng bào Cơ Tu

    Mô hình homestay đưa du khách đến gần hơn với đồng bào Cơ Tu

    Với nụ cười nồng hậu, anh Đinh Văn Như thân thiện chào đón khách bằng câu tiếng Anh còn hơi gượng gạo, chưa trôi chảy: “Hello! Welcome to my homestay!”. Anh Như là chủ của Homestay A Lăng Như, mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng.

  • Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống cho đồng bào Cơ Tu 

    Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống cho đồng bào Cơ Tu 

    Ngày 22/8, Đại học Khoa học Huế, Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Huế và Đại học Kyoto (Nhật Bản) phối hợp tổ chức lễ khánh thành nhà cộng đồng truyền thống (nhà Gươl) cho đồng bào Cơ Tu ở thôn Aka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  • Độc đáo lễ hội khai năm tạ ơn rừng của đồng bào Cơ tu

    Độc đáo lễ hội khai năm tạ ơn rừng của đồng bào Cơ tu

    Ngày 4/3, tại Làng sinh thái di sản pơ mu ở xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, lễ hội khai năm tạ ơn rừng đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, lan tỏa văn hóa giữ rừng trong cộng đồng.

  • Chuẩn hóa chữ viết của đồng bào Cơ Tu

    Chuẩn hóa chữ viết của đồng bào Cơ Tu

    Trải qua thời gian, chữ viết Cơ Tu đang dần mai một, xuất hiện nhiều tài liệu nghiên cứu khác nhau, không thống nhất, gây khó khăn trong việc đưa chữ viết Cơ Tu vào giảng dạy tại trường học.

  • Thầy thuốc của đồng bào Cơ Tu

    Thầy thuốc của đồng bào Cơ Tu

    Đến thôn Bút Nhót, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang (Quảng Nam) không ai không biết đến già làng Ating Cao Tin. Già làng Ating Cao Tin là người thầy thuốc có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng của đồng bào Cơ Tu ở vùng cao nơi đây.

  • Những nét văn hóa đẹp của đồng bào Cơ Tu

    Những nét văn hóa đẹp của đồng bào Cơ Tu

    Đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) có nhiều nét văn hóa cộng đồng độc đáo như: Biểu diễn dân ca, dân vũ truyền thống; Trang trí không gian nhà ở, nhà Gươl; Giới thiệu ẩm thực Cơ Tu; Trò chơi dân gian; Vẽ họa tiết, hoa văn trang trí; Giới thiệu nghề thủ công truyền thống và các loại nhạc cụ dân tộc; Nghề dệt; Nghệ thuật điêu khắc, đan lát, chế tác nhạc cụ; Tái hiện lễ cưới truyền thống...

  • Gắn số nhà ở xã vùng biên Atiêng

    Gắn số nhà ở xã vùng biên Atiêng

    Những con đường bê tông thẳng tắp dẫn vào các thôn, bản được quy hoạch lại khang trang, với từng ngôi nhà truyền thống của đồng bào Cơ Tu được gắn số nhà, là nét đặc trưng riêng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã vùng biên Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

  • Độc đáo rượu Tr’đin của đồng bào Cơ tu

    Độc đáo rượu Tr’đin của đồng bào Cơ tu

    Tại huyện miền núi Tây Giang tỉnh Quảng Nam, đồng bào Cơ tu thường mời khách quý tới nhà thưởng thức một loại rượu đặc biệt có tên là Tr’đin - một loại rượu độc đáo, thơm dịu, mang hương vị của núi rừng Trường Sơn được lấy nước từ thân của cây Tr’đin kết hợp với vỏ của loại cây Chuôlr (giúp lên men).

  • Độc đáo lễ mừng nhà Gươl đồng bào Cơ Tu tại Hà Nội

    Độc đáo lễ mừng nhà Gươl đồng bào Cơ Tu tại Hà Nội

    Lễ mừng nhà Gươl – một lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc Cơ tu lần đầu tiên đã được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Cổ Đông, Ba Vì, Hà Nội)

  • Văn hóa dân tộc Cơ Tu

    Văn hóa dân tộc Cơ Tu

    Tại Đồng Mô (Hà Nội), BQL Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Đoàn nghệ nhân dân tộc Cơ Tu các hoạt động văn hóa, ẩm thực, nhạc cụ,... nhằm giới thiệu đến du khách về truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của đồng bào Cơ Tu.

  • Xã nông thôn mới của đồng bào Cơ Tu

    Xã nông thôn mới của đồng bào Cơ Tu

    Sau hơn 4 năm xây dựng, từ một vùng định canh định cư, với 100% đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu nghèo khó, đầu năm 2015, xã miền núi Hương Sơn (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã cán đích nông thôn mới (NTM).

  • Chàng lính biên phòng làm bà mụ

    Chàng lính biên phòng làm bà mụ

    Đồng bào Cơ Tu vẫn thường gọi thiếu tá quân y Nguyễn Văn Hiệp bằng cái tên thân thương theo ngôn ngữ của mình “A Lăng Hiệp” thể hiện sự quý mến, lòng biết ơn của mình dành cho anh, người sinh ra họ lần thứ hai trên đời không chỉ giỏi chuyên môn mà còn hết sức hòa đồng với mọi người.

  • Lễ hội đâm trâu

    Lễ hội đâm trâu

    Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới còn được đồng bào Cơ Tu gọi là Chahàrò Tơmêê.

  • Các món ăn truyền thống của người Cơ Tu

    Các món ăn truyền thống của người Cơ Tu

    Đồng bào Cơ Tu là bộ tộc sống lâu đời trên dãy Trường Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, người Cơ Tu vẫn giữ được bản sắc riêng cho bộ tộc mình qua các lễ hội, trang phục, âm nhạc... Ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú...

  • Cây đàn tình trên dãy Trường Sơn

    Cây đàn tình trên dãy Trường Sơn

    Trong các loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc Cờ Tu, cây đàn abel là loại nhạc cụ gần giống cây đàn cò của người Kinh và gắn với nghệ thuật hát không há miệng của đồng bào Cơ Tu. Tiếng đàn hòa trong tiếng hát của đồng bào thay cho lời tỏ tình của đôi trai gái bên bờ suối, trên nhà moong.