Tăng chất lượng sản phẩm đặc trưng Tây Nguyên

Gia Lai có diện tích đất tự nhiên lớn thứ 2 cả nước với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng do đồi núi, cao nguyên và thung lũng tạo thành. Những kiểu địa hình này đã tạo nên cho vùng đất Bắc Tây Nguyên những nét đặc trưng rất riêng về sản vật, sản phẩm nông nghiệp cũng như danh lam thắng cảnh.

Chú thích ảnh
Sản phẩm OCOP 3 sao Măng giòn Vân Long của hộ kinh doanh Hồ Thị Vân ở thôn Kop, xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. 

Do đó, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Gia Lai nỗ lực triển khai thời gian qua đã khai thác hiệu quả nội lực giúp nâng cao giá trị, chất lượng các sản phẩm đặc thù. Từ đó, góp phần tạo thêm động lực mới trong hành trình nỗ lực phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Đăk Đoa là địa phương tiêu biểu trong xây dựng chương trình OCOP với 19 sản phẩm được công nhận; trong đó 5 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm đạt 4 sao. Đặc biệt, một số sản phẩm tiêu biểu còn được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực và được khen thưởng tại Hội nghị Thi đua yêu nước toàn quốc năm 2020. Các sản phẩm OCOP của địa phương bước đầu đã được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận và tạo được lòng tin trong người tiêu dùng. Theo đó, các sản phẩm đã mang lại giá trị gia tăng và lợi ích thiết thực hơn cho cộng đồng.

Điển hình là hộ kinh doanh Hồ Thị Vân ở thôn Kop, xã Kon Gang tham gia chương trình OCOP năm 2020 với sản phẩm đặc sản Măng giòn Vân Long. Sản phẩm này hiện đã tạo dựng được thương hiệu đặc sản của địa phương và được tỉnh công nhận là sản phẩm đạt chất lượng 3 sao với quy mô vùng nguyên liệu 15 ha, tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cung cấp ra thị trường.

Theo chia sẻ của bà Hồ Thị Vân, năm 2004, bà đi xuất khẩu lao động, khi về nước được gia đình chủ biếu cho 5 cây giống măng và 2 kg măng giòn về làm quà. Lúc đầu bà gây giống chỉ để phục vụ thực phẩm cho gia đình và quán ăn. Tuy nhiên, sau đó nhiều thực khách đến ăn rất thích món măng giòn nên gia đình quyết định chuyển đổi 1,5 ha cà phê kém hiệu quả sang trồng giống măng này.

Bởi cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã quyết định chọn xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo cho dân. Năm nay, bà đã ra giống được 15ha để cung cấp cho người dân trong vùng và sản phẩm măng giòn cũng đã được tỉnh đã công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Hiện các khách hàng từ Nghệ An, Đà Nẵng, Biên Hòa đến Sài Gòn…đều biết đến sản phẩm măng giòn và đánh giá rất cao.

Chú thích ảnh
Quy trình sản xuất sản phẩm OCOP 3 sao bột ngũ cốc dinh dưỡng Hạnh Chi Pi của hộ kinh doanh Phạm Thị Hạnh ở thôn 4, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. 

Bà Giang H’Đan, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa cho biết, qua theo dõi, các sản phẩm OCOP của địa phương được người dân rất tin dùng, ưa chuộng và các chủ thể tham gia cũng rất tính cực duy trì chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng các sản phẩm của mình ra thị trường ngoài tỉnh. Thời gian tới, địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện kế hoạch cụ thể, trách nhiệm để làm sao các sản phẩm OCOP ngày càng được củng cố và vươn ra thị trường lớn hơn.

Qua 2 năm triển khai chương trình OCOP, tỉnh Gia Lai hiện đã có 149 sản phẩm thuộc 53 xã, phường, thị trấn được đánh giá, phân hạng; trong đó, 22 sản phẩm được công nhận đạt 4 sao và 127 sản phẩm đạt 3 sao tăng gần 100 sản phẩm so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2019-2020. Các sản phẩm OCOP được công nhận đã có bước tiến rõ nét về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì; đảm bảo quy định về tem, nhãn mác cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo đánh giá từ  Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai, các sản phẩm sau khi tham gia chương trình OCOP, mức giao thương và tiêu thụ hàng hóa đã tăng 20%. Các sản phẩm OCOP đang dần khẳng định được giá trị và hướng đến thị trường xuất khẩu ngoài nước.

Theo đánh giá của ông Vũ Ngọc An, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, theo kế hoạch đề ra đến năm 2020, chương trình OCOP của tỉnh sẽ hoàn thành 51 sản phẩm nhưng đến nay đã có 149 sản phẩm được công nhận; trong đó năm 2019 đạt 42 sản phẩm, năm 2020 đã đánh giá xong 107 sản phẩm, đây là một nỗ lực rất lớn của tỉnh. Để các sản phẩm này tiếp tục phát triển bền vững, mang đặc trưng vùng miền Tây Nguyên, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông, tuyên truyền và xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP  đến gần với dân hơn.

Mở đầu mục tiêu này, đến nay, tỉnh đã xây dựng được 5 điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để quảng bá, phục vụ nội địa và khách du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai đã xây dựng website sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm OCOP Gia Lai với tên miền http://ocopgialai.vn.

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn hướng dẫn các chủ thể đưa các sản phẩm đi tham dự các hội chợ tại nước bạn Campuchia; kết nối giao thương, kết nối cung cầu tại thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tham gia 6 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, biên giới và 7 hội chợ, triển lãm trong nước…

Hy vọng rằng, với những nỗ lực của tỉnh Gia Lai trong công cuộc xây dựng chương trình OCOP thời gian qua sẽ là tiền đề khuyến khích các chủ thể thêm động lực, mạnh dạn liên kết mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học hướng đến sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, bền vững, góp phần nhanh chóng xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn.

Bài và ảnh: Nguyễn Hoài Nam (TTXVN)
Trao bằng cho 33 bác sỹ tình nguyện về huyện nghèo miền Trung – Tây Nguyên
Trao bằng cho 33 bác sỹ tình nguyện về huyện nghèo miền Trung – Tây Nguyên

Ngày 26/12, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế), Bộ Y tế phối hợp Trường Đại học Y dược (Đại học Huế)– Huế) tổ chức Lễ Trao bằng và bàn giao 33 bác sỹ chuyên khoa cấp 1, khóa 11 thuộc Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn (62 huyện nghèo) ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN