Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng (phải, ngoài cùng) và trưởng đoàn các nước tham gia đàm phán TPP chụp ảnh chung tại hội nghị ở Atlanta ngày 1/10. Ảnh: Reuters/TTXVN |
Tuy nhiên, Vinatex chỉ là một trong số rất ít doanh nghiệp Việt Nam đang chuẩn bị cho việc gia nhập TPP. Trong số gần 3.000 doanh nghiệp dệt may Việt Nam, khoảng 25% hoặc 750 doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài và nhóm này chiếm đến 60% sản lượng nội địa và sản lượng xuất khẩu. Con số 75% doanh nghiệp còn lại có quy mô nhỏ, không đủ sức đầu tư xây dựng cơ sở mới để nâng tỷ lệ nội địa hóa.
Lĩnh vực phần mềm sẽ có cơ hội phát triển khi Việt Nam tham gia TPP. |
Garmex Saigon tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã ngừng mua nguyên liệu từ các nước thành viên khác trong TPP. Thay vào đó, doanh nghiệp này đang tìm cách mở rộng hoạt động bán hàng sang các nước ngoài TPP bằng cách sử dụng thương hiệu thời trang của Mỹ và gia công sản phẩm.
Các doanh nghiệp dệt may nước ngoài cũng tìm cách đổ tiền vào Việt Nam do Việt Nam trở thành một thành viên trong TPP. Tập đoàn dệt may Texhong của Trung Quốc dự kiến xây dựng nhà máy kéo sợi tại tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 2015 và đang cân nhắc kế hoạch chuyển các nhà máy sản xuất vải từ Trung Quốc sang Việt Nam.
TPP yêu cầu cao về xuất xứ là thách thức đối với doanh nghiệp dệt may. |
Các doanh nghiệp da giày nước ngoài cũng đang đón đầu sự chuẩn bị của Việt Nam cho TPP. Chang Sin Vietnam, công ty trực thuộc Tập đoàn Chang Sin của Hàn Quốc, đang đầu tư 12 triệu USD để mở rộng các nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Chang Shin Việt Nam có khoảng 25.000 nhân công và sản xuất 25 triệu đôi giày/năm cho hãng Nike của Mỹ.
Việt Nam cũng là nơi có nhiều nhà máy sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử, như Samsung Electronics của Hàn Quốc và Microsoft của Mỹ. TPP sẽ tạo điều kiện cho việc tăng xuất khẩu các sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm các nhà cung cấp nội địa đồng nghĩa với việc lợi ích mà Việt Nam nhận được từ TPP sẽ bị hạn chế. Theo điều tra tài chính năm 2014 của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ nội địa hóa của các công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam là 33,2%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 66,2% tại Trung Quốc và 54,8% tại Thái Lan.
Samsung Việt Nam hợp tác với 90 nhà cung cấp linh kiện song chỉ có sáu hay bảy doanh nghiệp Việt Nam trong số này. Tháng 12/2014, Bộ Công Thương Việt Nam công bố danh sách cho các nhà cung cấp trong nước, trong đó nêu chi tiết các yêu cầu năng lực mà Samsung đặt ra để tìm kiếm nhà cung cấp cho 144 linh kiện. Tuy nhiên, chỉ có vài doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện. Nếu tình trạng này không được cải thiện, các lợi ích mà Việt Nam có được từ TPP sẽ chỉ hạn chế ở khía cạnh tăng số lao động Việt Nam được tuyển dụng.