3.000 y tá trên  thế giới tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và những mất mát vô cùng to lớn về con người, đặt biệt trong đội ngũ nhân viên y tế.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bologna, Italy, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong số 2.630.926 người tử vong do mắc COVID-19, có tới 3.000 y tá. Đây là tổn thất quá lớn đối với đội ngũ chăm sóc sức khỏe người dân trong bối cảnh hệ thống y tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng cả về nhân lực và vật lực do đại dịch.

Theo thống kê của Hội đồng Y tá quốc tế (ICN), số y tá tử vong trên mới chỉ được tổng hợp từ 60 quốc gia và con số này có thể còn thấp hơn nhiều so với thực tế.

Giám đốc điều hành ICN Howard Catton cho biết một năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần đầu tiên tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, các y tá đã trải qua hoàn cảnh khó khăn chưa từng có khi cả thể xác lẫn tinh thần luôn trong tình trạng căng thẳng và kiệt quệ. Hàng triệu y tá đã buộc phải đưa ra quyết định bỏ nghề khi không thể tiếp tục chứng kiến nỗi sợ hãi cùng những cảnh tượng đau lòng của bệnh nhân.

Ông Catton cho biết lực lượng 27 triệu y tá trên toàn cầu sẽ thiếu hụt 6 triệu người tham gia chống dịch và 4 triệu người sẽ nghỉ hưu vào năm 2030. Theo ICN, ngay cả khi đại dịch COVID-19 qua đi, số lượng y tá có kinh nghiệm có thể phải tiếp tục làm việc để xử lý khối công việc khổng lồ liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông thường mà chưa thể giải quyết trong thời gian đại dịch.

Trong một báo cáo, ICN cho biết đại dịch COVID-19 có thể gây ra một cuộc "di cư ồ ạt" trong ngành y và có thể xảy ra sớm nhất trong 6 tháng cuối năm 2021. Khi đó lực lượng y tá toàn cầu có thể sẽ thiếu hụt tới gần 13 triệu người. Ông Catton nói: "Chúng tôi đang đứng bên bờ vực" khi phải mất 3 đến 4 năm mới có thể đào tạo ra một y tá.

Để giảm thiểu tình trạng hiện nay, WHO kêu gọi các nhân viên y tế ở tất cả các quốc gia được tiêm chủng trong vòng 100 ngày đầu năm 2021.

Phương Hoa (TTXVN)
Dịch COVID-19 kéo lùi mục tiêu phát triển trẻ em, đe dọa cả một thế hệ
Dịch COVID-19 kéo lùi mục tiêu phát triển trẻ em, đe dọa cả một thế hệ

Các trường học đóng cửa, tỷ lệ nghèo đói gia tăng, nguy cơ tảo hôn và trầm cảm - một năm sau ngày Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, hầu hết các số liệu đánh giá trong lĩnh vực phát triển con người, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên, đều ảm đạm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN