Ngoài ra, trận động đất đã gây thiệt hại 223 căn nhà với các mức độ khác nhau ở Tây Java, thành phố Bogor, Cianjur, Sukabumi và Tây Bandung. Ngoài nhà dân còn có các công trình như thờ Hồi giáo, văn phòng, trung tâm hội nghị và cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng, riêng Banten có 122 căn nhà bị thiệt hại. Hơn 1.000 người đã phải sơ tán đến những nơi tạm trú.
Ngay sau khi trận động đất xảy ra, BNPB đã cử Đội phản ứng nhanh (TRC) đến các địa điểm bị ảnh hưởng như Nam Lampung, Pandeglang, Serang, Lebak và Sukabumi để ứng phó và khắc phục hậu quả. TRC giúp chính quyền địa phương tiến hành đánh giá thiệt hại và phối hợp với Cơ quan quản lý thiên tai khu vực nhằm hỗ trợ nhanh chóng cho vùng bị ảnh hưởng.
Các lực lượng chức năng, các bộ, ngành liên quan cùng quân đội, cảnh sát và các tình nguyện viên đang phối hợp trong xử lý khẩn cấp thảm họa. Các hoạt động cứu trợ đã được triển khai như cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc men và các nhu yếu phẩm, các nhà bạt, chăn… cho các nạn nhân phải sơ tán.
Tháng 12/2018, khu vực Banten phải gánh chịu hậu quả nặng nề do núi lửa Anak Krakatau phun trào đã tạo một đợt sóng thần tại Eo biển Sunda giữa hai đảo Sumatra và Java, làm ít nhất 429 người thiệt mạng, hơn 1.459 người bị thương và 128 người mất tích.