Cùng thời điểm, Kellyanne Conway, cựu cố vấn cấp cao và là đồng minh tin cậy của ông Trump, gọi cho một phụ tá - người bà biết chắc chắn đang ở bên cạnh ông Trump để tác động tới Tổng thống. Nhưng khi các nghị sĩ bị mắc kẹt ở nhà Quốc hội, mong có được sự giúp đỡ tức thời trước vòng vây của người biểu tình, thì họ lại gặp khó trong việc tiếp cận ông Trump, người đang theo dõi biểu tình từ màn hình tivi tại Cánh Tây của Nhà Trắng.
6 giờ tính từ thời điểm điện Capitol bị người biểu tình tràn vào cho đến khi ổn định được tình hình vào 8 giờ tối ngày 6/1 là khoảng thời gian mà ông Trump gầm như không có phản ứng chính sách rõ nét nào để giúp giảm nhiệt căng thẳng. Đó có thể là khoảng tối trong di sản của ông.
Từ biểu tình “chiến đấu cho ông Trump”…
Mọi chuyện khởi đầu từ cuộc tuần hành “Cứu lấy nước Mỹ” tại công viên Ellipse gần Nhà Trắng, bày tỏ ủng hộ đối với những cáo buộc chiến thắng bầu cử bị đánh cắp thiếu căn cứ mà ông Trump thường nêu ra. Trước thời điểm ông chủ Nhà Trắng phát biểu, nhiều thành viên trong gia đình ông đã màn diễn thuyết trước đám đông, với một chủ đề xuyên suốt: Chiến đấu. Eric Trump nói rằng các nghị sĩ cần thể hiện “tinh thần chiến đấu ở mức độ nào đó”, phải “đứng lên” và sau đó hối thúc người biểu tình “tiến về điện Capitol trong ngày hôm nay”.
Ông Trump kết thúc bài phát biểu bằng thông điệp hô hào, hối thúc đám đông chứng tỏ cho những người Cộng hòa thấy được “vinh dự và sự cứng rắn cần phải có để giành lại đất nước”. “Hãy tiến về Đại lộ Pennsylvania Avenue” - ông Chủ Nhà Trắng hối thúc người biểu tình ủng hộ mình.
Tuy nhiên, ông không hòa vào dòng người tiến về tòa nhà Quốc hội. Thay vào đó, ông chọn ở lại Nhà Trắng và đến 14h24 phút ngày 6/1 ông lên mạng xã hội, đăng tải dòng tweet, với nội dung chỉ trích Phó Tổng thống Mike Pence là người không có đủ an đảm để làm điều đáng nhẽ phải làm nhằm bảo vệ Hiến pháp và quốc gia.
Khi nhìn thấy hình ảnh ban đầu của người biểu tình, nhân viên tòa Cánh Tây lo ngại rằng tình hình có thể xấu đi và đoạn tweet của ông Trump có thể sẽ thêm dầu vào lửa. Theo một nguồn tin ẩn danh, bộ phận truyền thông, báo chí đã thảo luận về nội dung phát biểu của cho tổng thống lúc 14h00, khi người biểu tình đầu tiên xông vào tòa nhà Quốc hội.
Tuy nhiên, họ không có thẩm quyền để phát biểu thay mặt ông Trump, nên chỉ biết đẩy vấn đề sang cho Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, với lời nhắn “bức bối nhất” trong ngày là câu hỏi phải mất bao lâu Tổng thống mới lên tiếng.
Một phụ tá gọi điện cho con trai Tổng thống, ông Trump Jr, người đang trên đường ra sân bay để trở về New York. Vào lúc 14h17 phút, ông Trump Jr. nhấn nút gửi đoạn thoại tweet với nội dung: “Đây là việc làm sai, không thể hiện chúng ta là ai. Hãy tỏ ra hòa hoãn và sử dụng các quyền trong Tu chính án thứ nhất, nhưng đừng hành động như vậy. Chúng ta có một quốc gia cần gìn giữ và việc làm này không có ích gì”.
Nhưng ông Trump thì vẫn mải theo dõi người biểu tình. Tổng thống dường như không nhận thấy mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng, nhưng số nằm trong guồng máy của ông thì suy nghĩ khác. Conway ngay lập tức điện thoại cho một phụ tá – người mà bà biết chắc là đang ở bên cạnh ông Trump, với lời nhắn: Tổng thống cần phải phát biểu trước người biểu tình, yêu cầu họ xuống thang và rời khỏi điện Capitol.
Tại thời điểm biểu tình biến thành bạo loạn, Ivanka Trump đã tới tòa Phòng Bầu dục. Thượng nghị sĩ Graham điện thoại cho Ivanka và ngỏ ý muốn cô vào cuộc. Nhiều nghị sĩ Cộng hòa cũng gọi điện cho số cố vấn, phụ tá Nhà Trắng, muốn họ làm ông Trump để tâm và đi tới quyết định lên tiếng chấm dứt bạo lực. Phó Tổng thống Mike Pence từ một địa điểm bí mật trong tòa nhà Quốc hội gọi điện cho giới chức hành pháp và lãnh đạo quân đội, thảo luận việc huy động binh sĩ và bảo đảm an ninh.
Cùng thời điểm, một nhóm nhỏ cố vấn, trong đó có Ivanka, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany và ông Meadows tìm cách can thiệp để ông Trump lên tiếng phản đối biểu tình bạo loạn. Đến 14h30, cuối cùng nhóm này cũng đã thuyết phục được ông chủ Nhà Trắng lên mạng xã hội Twitter gửi đi thông điệp: “Hãy hỗ trợ Cảnh sát Quốc hội và lực lượng thực thi pháp luật. Họ thực sự là những người đứng về đất nước. Hãy giữ hòa bình”.
Nhưng như thế là chưa đủ. Một giờ sau, giới phụ tá thuyết phục ông Trump gửi đoạn tweet thứ hai với ngôn từ mạnh mẽ hơn: “Tôi yêu cầu tất cả mọi người ở điện Capitol giữ hòa bình. Không bạo lực! Hãy nhờ rằng chúng ta thuộc về đảng của Luật pháp và Trật tự - hãy tôn trong Pháp luật, tôn trọng lực lượng thực thi pháp luật, xin cảm ơn!”.
… Đến thông điệp thừa nhận thất bại
McCarthy cuối cùng cũng gặp được ông Trump, nhưng sau đó thừa nhận rằng tổng thống không quan tâm đến ý kiến của ông. McCarthy điện thoại cho Jared Kushner, người chiều hôm đó vừa trở về Washington từ Trung Đông. McCarthy đề nghị Kushner thuyết phục ông Trump ra tuyên bố yêu cầu người biểu tình rời khỏi Quốc hội, với lời nhắn ông đã thất bại trong cuộc trò chuyện với Tổng thống. Kushner sau đó đi vào Nhà Trắng.
Cùng thời điểm này, Nhà Trắng đang chuẩn bị đưa ra một video ghi hình phát biểu của Tổng thống. Họ đã thảo luận giải pháp lựa chọn này trước đó, nhưng chưa thể tổ chức thực hiện được. Nhóm phụ tá dựng ba đoạn video và chọn một bản phù hợp nhất.
“Đây là kỳ bầu cử có gian lận. Nhưng các bạn không thể rơi vào bẫy của họ. Chúng ta phải có hòa bình. Vậy hãy về nhà. Chúng tôi yêu các bạn. Các bạn là những người thật đặc biệt. Mọi người đã được chứng kiến điều gì xảy ra, đều là tồi tệ và độc ác. Tôi hiểu cảm giác của các bạn. Nhưng hãy về nhà. Hãy ra về trong hòa bình”, ông Trump phát biểu trong đoạn video được phát lúc 16h00.
Lúc 18h01 phút, ông Trump lại tung một đoạn tweet gây bão khi chỉ trích bầu cử và nhanh chóng bị Twitter xóa bỏ. Nhiều người trong ê kíp của Tổng thống lo ngại ông Trump sẽ lại đổ thêm dầu vào lửa. Đến 18h14 phút, hàng rào an toàn đã được thiết lập xung quanh nhà Quốc hội. Đến 20h00, tức hơn 6 giờ sau khi người biểu tình tràn vào điện Capitol, giới chức tuyên bố đã vãn hồi được trật tự tại nhà Quốc hội.
Buổi tối hôm sau, ông Trump đăng một đoạn video khác, với nội dung mà một số cố vấn thân cận nhât cho rằng dường như đó là một bài phát biểu thừa nhận thất bại. “Quốc hội đã chứng nhận kết quả: Chính quyền mới sẽ lên nhậm chức vào ngày 20/1. Giờ đây, tôi dồn nỗ lực để bảo đảm chuyển giao quyền lực một cách êm xuôi, trật tự và liên tục. Đây là thời khắc cần cho hòa hợp, chữa lành vết thương”, Tổng thống Mỹ phát biểu.