Anh cản trở việc thành lập sở chỉ huy quân đội EU

Theo các nguồn tin ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/5, nước Anh sắp rời EU đang ngăn cản việc thành lập một sở chỉ huy quân sự của khối vì London luôn phản đối mọi đề xuất liên quan tới vai trò hoạt động tích cực của đơn vị này.

Trước đó, hồi tháng 3 vừa qua, sau nhiều tháng thương lượng khó khăn, toàn bộ 28 nước thành viên EU đã thông qua kế hoạch thành lập một cơ quan chỉ huy có nhiệm vụ điều phối 3 chiến dịch huấn luyện của EU ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc biến thỏa thuận này thành văn bản mang tính pháp lý đã gặp trở ngại khi các đề xuất gọi cơ quan này là "Sở Chỉ huy tác chiến" là một "giới hạn đỏ" đối với Anh trước thềm cuộc bầu cử ngày 8/6 tới cũng như đối với tiến trình bắt đầu đàm phán về việc Anh rời EU (hay còn gọi là Brexit).

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) - bà Federica Mogherini. Ảnh: EPA/TTXVN

Hiện EU vẫn đang nỗ lực tìm một thỏa hiệp với Anh về quan điểm pháp lý để có thể xúc tiến việc thành lập cơ quan chỉ huy này. Theo nguồn tin trên, chính giới London hiện rất nhạy cảm do cuộc bầu cử sắp diễn ra cũng như vấn đề này được nhìn nhận như thế nào ở trong nước Anh. Các quan chức Anh tại Brussel chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.

Ngày 8/5, các ngoại trưởng EU đã nhóm họp tại Brussels để xem xét tiến trình thực thi thỏa thuận thành lập đơn vị trên dưới sự chủ trì của Đại diện Cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini. Bà Mogherini đã nỗ lực hối thúc EU đảm nhận vai trò quân sự lớn hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến EU hoài nghi về những cam kết về an ninh của Mỹ đối với châu Âu.

Anh liên tục phản đối việc hợp nhất quân sự của EU, coi đây là mối rủi ro đối với Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong khi bà Mogherini và các nước thành viên EU do Pháp và Đức đứng đầu, cho rằng EU phải làm nhiều hơn nữa về vấn đề quốc phòng.

Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 3, EU đã nhất trí thành lập một sở chỉ huy quân sự của khối mang tên “Năng lực hoạch định và triển khai quân sự” (gọi tắt là MPCC) với nhiệm vụ giám sát các sứ mệnh quân sự gián tiếp của EU. Hiện EU có 3 hoạt động huấn luyện quân-dân sự ở Mali, CH Trung Phi và Somalia, không liên quan đến sử dụng vũ lực. Ngoài ra, EU cũng thực hiện "Chiến dịch Sophia" ở khu vực miền Trung Địa Trung Hải có sử dụng lực lượng để ngăn chặn những kẻ buôn người di cư và sứ mệnh chống hải tặc "Chiến dịch Atalanta" ở ngoài khơi vùng Sừng Châu Phi. Hai sứ mệnh này có sở chỉ huy riêng và sẽ vẫn không thuộc MPCC.

TTXVN/Tin Tức
EU muốn cùng Mỹ xem xét quy định về thiết bị điện tử trên máy bay
EU muốn cùng Mỹ xem xét quy định về thiết bị điện tử trên máy bay

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm các cuộc đối thoại khẩn cấp với Mỹ về lệnh cấm mang thiết bị điện tử cầm tay lên các chuyến bay từ châu Âu đến Mỹ. Hiện Brussels vẫn chưa nhận được phản hồi của Washington về yêu cầu này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN