Anh: Từ 11/2, người nhập cảnh đã tiêm đủ vaccine không phải xét nghiệm COVID-19

Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps ngày 24/1 cho biết những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ khi nhập cảnh vào Anh sẽ không phải xét nghiệm COVID-19 nữa, trong bối cảnh Chính phủ Anh đang xây dựng kế hoạch để sống chung với dịch.

Chú thích ảnh
Hành khách tại sân bay Heathrow ở thủ đô London, Anh, ngày 7/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Quy định hiện nay yêu cầu những người đã tiêm vaccine nhập cảnh vào Anh phải tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng que thử nhanh trong vòng hai ngày sau khi đến. Trước đó đã có lúc Chính phủ Anh còn yêu cầu tất cả hành khách phải xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành đến nước này.

Phát biểu trước Quốc hội, ông Shapps cho biết: "Chúng tôi đã cam kết sẽ không duy trì các biện pháp này lâu hơn mức cần thiết, và rõ ràng là giờ đây yêu cầu xét nghiệm tại biên giới đối với những người đã tiêm vaccine đã không còn hữu dụng nữa”.

Bộ trưởng Giao thông Anh cho biết từ 11 giờ ngày 11/2 (theo giờ Việt Nam), các hành khách đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ khi nhập cảnh vào Anh sẽ chỉ phải xác nhận trạng thái tiêm vaccine của mình trên một tờ khai y tế. Hiện tại trạng thái đã tiêm vaccine đầy đủ không bao gồm yêu cầu phải tiêm mũi tăng cường. Những người dưới 18 sẽ được xem là đã tiêm vaccine đầy đủ.

Bên cạnh đó, ông Shapps cho biết những người không đủ điều kiện để được xem là đã tiêm vaccine đầy đủ sẽ không phải cách ly, hay xét nghiệm vào ngày thứ tám nữa, nhưng vẫn phải cung cấp bằng chứng xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi khởi hành và xét nghiệm PCR sau khi đến Anh. Ông Shapps khẳng định: “Đây là một hệ thống phù hợp đưa chúng ta đến gần hơn với trạng thái bình thường, trong khi vẫn duy trì các biện pháp bảo vệ y tế công cần thiết”.

Anh cũng bổ sung thêm 16 quốc gia nữa, trong đó có Trung Quốc và Mexico, vào danh sách các nước có giấy chứng nhận vaccine được công nhận. Ngoài ra, ông Shapps cho biết Anh vẫn duy trì “danh sách đỏ” các quốc gia có nguy cơ cao về dịch COVID-19 để bảo vệ nước này khởi các biến thể mới, nhưng Chính phủ Anh đang xem xét thay thế quy định cách ly có kiểm soát bằng cách phương án khác như cách ly tại nhà.

Anh là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đại dịch COVID-19 với gần 154.000 ca tử vong, song số ca mắc mới ở nước này đã giảm mạnh trong những ngày gần đây sau khi đạt đỉnh hồi tháng trước.

Khánh Ly/TTXVN (Theo AFP)
Mỹ hạn chế sử dụng 2 liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng cho bệnh nhân COVID-19
Mỹ hạn chế sử dụng 2 liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng cho bệnh nhân COVID-19

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ ngày 24/1 đã hạn chế đáng kể việc sử dụng 2 liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng do 2 hãng dược phẩm Eli Lilly và Regeneron bào chế cho các bệnh nhân COVID-19 vì hai liệu pháp này không hiệu quả đối với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN