Theo bà Retno cho biết, năm 2020 là một năm rất khó khăn đối với tất cả chúng ta, nhưng dù tình hình có khó khăn đến đâu, các nước sẽ có thể vượt qua nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực. Ngoại trưởng Indonesia đánh giá nguồn lực của EAS rất lớn vì 5 thành viên EAS trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 8 thành viên EAS là thành viên G20, EAS đại diện cho 54% dân số thế giới và chiếm 58% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.Với tiềm năng này, bất kỳ thỏa thuận và nỗ lực nào của EAS chắc chắn sẽ có tác động lớn đến khu vực và thế giới. Do đó, EAS trước tiên phải tăng cường hợp tác an ninh y tế, vấn đề y tế đã trở thành ưu tiên trong EAS và phải đạt được chú ý hơn. Trong tương lai gần, sự sẵn có của vắc xin trong khu vực là điều bắt buộc.
Cũng theo bà Retno, Tổng thống Jokowi đã nêu một số điều cần được ưu tiên bao gồm hệ thống đối phó với đại dịch, cơ chế thuốc, trang thiết bị y tế trong trường hợp khẩn cấp, thiết lập kho dự trữ thiết bị y tế và năng lực của ngành y tế và nghiên cứu công nghệ y tế. mặt khác, EAS phải là động lực cho hòa bình và ổn định thế giới như không nên để xảy ra mầm mống của sự chia rẽ và xung đột, phải đoàn kết đấu tranh với COVID-19. Các giá trị và chuẩn mực trong “Nguyên tắc Bali” bắt đầu từ việc tôn trọng chủ quyền, giải quyết vấn đề một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Tầm quan trọng của việc ưu tiên luật pháp quốc tế, đối thoại và hợp tác cùng có lợi. Tinh thần đó được thể hiện trong Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Indonesia đề nghị tất cả các nước EAS cùng hợp tác để tạo ra một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.