ASEAN+3 kỳ vọng kinh tế phục hồi nhanh nhờ vaccine ngừa COVID-19

Các nền kinh tế châu Á, vốn chịu tác động mạnh do đại dịch COVID-19, dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay nhờ việc triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, song khu vực sẽ đối mặt với những rủi ro do chênh lệch về tốc độ tiêm chủng giữa các nước và sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Đây là nội dung trong tuyên bố chung được đưa ra ngày 3/5 sau hội nghị trực tuyến các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng 3 đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN+3).

Chú thích ảnh
Công nhân làm việc tại công ty Top Glove ở ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 26/8/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo tuyên bố chung, các bộ trưởng và thống đốc nhất trí rằng các chiến dịch tiêm chủng vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế khu vực. Hội nghị kêu gọi các nước cần thận trọng trước việc tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều sau tác động của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, đồng thời “cam kết sử dụng mọi công cụ chính sách sẵn có để đảm bảo phục hồi toàn diện và bền vững cũng như duy trì ổn định tài chính”. Nhấn mạnh cam kết về hệ thống thương mại và đầu tư đa phương rộng mở và dựa trên luật lệ, các bộ trưởng và thống đốc cũng hoan nghênh việc 13 nước châu Á cùng với Australia và New Zealand ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020. Cũng theo tuyên bố chung, cuộc họp vào năm tới sẽ được tổ chức tại thủ đô Colombo, Sri Lanka.

Cuộc họp trên diễn ra bên lề hội nghị thường niên 3 ngày của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sự kiện cũng được tổ chức dưới hình thức trực tuyến từ ngày 3/5. 

Tại hội thảo trực tuyến hồi tháng 9/2020, ASEAN+3 đã quyết định áp dụng linh hoạt cơ chế Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết các vấn đề về tính thanh khoản ngắn hạn và cán cân thanh toán trong khu vực khi xảy ra khủng hoảng. Cơ chế này xuất phát từ Sáng kiến Chiang Mai, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đầu tiên trong khu vực được 13 quốc gia châu Á khởi động tháng 5/2000 nhằm tránh tái diễn cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.

Tại cuộc gặp thường niên lần này, ADB mong muốn khởi động Trung tâm Thuế quan châu Á - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác về chính sách và quản lý thuế, qua đó hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nước đang phát triển trong khu vực. Sáng kiến này được kỳ vọng sẽ thiết lập nền tảng toàn diện cho đối thoại chính sách giữa thành viên ADB và các thể chế quốc tế như Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Trước đó, cùng ngày, các bộ trưởng tài chính Trung - Nhật - Hàn đã tổ chức hội thảo trực tuyến riêng.

Nguyễn Hằng (TTXVN)
EU bắt đầu đánh giá việc dùng vaccine Pfizer cho đối tượng từ 12 - 15 tuổi
EU bắt đầu đánh giá việc dùng vaccine Pfizer cho đối tượng từ 12 - 15 tuổi

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 3/5 thông báo bắt đầu đánh giá việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho nhóm đối tượng từ 12-15 tuổi. Việc đánh giá được thực hiện theo đề nghị của phía Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN