Ba mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của Đông Nam Á

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore ngày 16/1 cho rằng bất ổn chính trị nội bộ, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu được coi là 3 mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của khu vực Đông Nam Á trong năm 2020.

Chú thích ảnh
Cảnh hạn hán trên cánh đồng ở Bang Pla Ma, tỉnh Suphanburi, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, kết quả khảo sát với tựa đề “Thông điệp Đông Nam Á: 2020” (The State of Southeast Asia: 2020) của viện nghiên cứu trên cho thấy, có tới 70,5% số người được hỏi lựa chọn bất ổn chính trị nội bộ là mối lo ngại lớn nhất, ,5% cho rằng kinh tế đình trệ là mối lo ngại thứ hai và 66,8% lo ngại về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Đứng ở vị trí thứ 4 với 49,6% số người được hỏi quan ngại về căng thẳng quân sự gia tăng bắt nguồn từ các điểm nóng của khu vực như Biển Đông, Eo biển Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên. Kế tiếp là mối lo ngại về chủ nghĩa khủng bố tại khu vực với 44,6% số người lựa chọn.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy Nhật Bản tiếp tục là đối tác được tin cậy nhất tại khu vực (61,2%), tiếp đến là Liên minh châu Âu (,7%), Mỹ (30,3%), Trung Quốc (16,1) và Ấn Độ (16,0%). Tuy nhiên, xét về mức độ ảnh hưởng, Trung Quốc được nhìn nhận là quốc gia có ảnh hưởng chính trị, kinh tế và chiến lược lớn nhất tại khu vực. 

Trong khi đó, niềm tin của khu vực Đông Nam Á đối với Mỹ tiếp tục ở mức thấp, với 47% cho rằng có rất ít hoặc không có niềm tin vào việc Mỹ sẽ là đối tác chiến lược có thể mang lại ổn định và bảo đảm an ninh cho khu vực. Có tới 77% số người được hỏi cho rằng sự can dự của Mỹ với khu vực đã suy giảm dưới thời Tổng thống Donald Trump khi so sánh với thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore, Giám đốc Viện ISEAS-Yusof Ishak, ông Choi Shing Kwok cho biết mối lo ngại lớn nhất của Đông Nam Á tiếp tục là bất ổn chính trị nội bộ, tương tự như năm 2019. Tuy nhiên, trong năm nay, lo ngại về suy thoái kinh tế xếp vị trí thứ hai thay cho biến đổi khí hậu một phần là vì đối đầu thương mại Mỹ - Trung gia tăng. Thỏa thuận giai đoạn 1 được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc ngày 15/1 có thể giải quyết một số vấn đề, nhưng đơn thuần là "sự đình chiến" chứ chưa phải là kết thúc cuộc chiến. Do đó, vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn và lo ngại của khu vực về nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn hiển hiện.

Báo cáo của Viện ISEAS-Yusof Ishak dựa trên kết quả khảo sát 1.308 người đến từ 10 quốc gia ASEAN, trong đó nhiều nhất là từ Myanmar (18,6%), ít nhất là từ Campuchia (2%) và Lào (1,8%). Thành phần chủ yếu là các quan chức chính phủ (40%), giới nghiên cứu, học giả (36,2%) và giới doanh nghiệp (10,7%).

Nguyễn Thuý-Lê Dương-Thế Vũ (TTXVN)
Đông Nam Á sẽ chứng kiến nhiều biến động - Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam​
Đông Nam Á sẽ chứng kiến nhiều biến động - Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam​

Năm 2020, Đông Nam Á sẽ tiếp tục chứng kiến những biến động và biến số khó lường, bắt nguồn từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng như tình hình chính trị nội bộ của các nước này, đặc biệt là bầu cử tổng thống vào cuối năm sau ở Mỹ. Đây là nhận định của Tiến sĩ Hoàng Thị Hà, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN