Bạn thân ông Tập Cận Bình được chọn làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề nghị Thống đốc bang Iowa Terry Branstad đảm nhiệm vai trò đại sứ nước này tại Trung Quốc. Theo truyền thông, một trong những nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này là bởi ông Branstad và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là bằng hữu lâu năm.

Thống đốc Terry Branstad (phải) và ông Tập Cận Bình tại Iowa năm 2012.

Ngoài ra, Reuters đánh giá bổ nhiệm nhân sự mới này là nước cờ của Tổng thống đắc cử Trump nhằm giảm căng thẳng với Trung Quốc sau lùm xùm về cuộc điện đàm giữa ông và lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn hôm 1/12. Bên cạnh đó, đây cũng là đề cử được ủng hộ bởi nhiều chính khách, trong đó có cả các thành viên đảng Dân chủ.

Trong một phát biểu của mình, ông Trump tuyên bố Thống đốc Branstad có những phẩm chất rất phù hợp cho vị trí này như kinh nghiệm trên chính trường và tình bạn lâu năm với ông Tập Cận Bình cũng như nhiều quan chức cấp cao khác của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack, cựu Thống đốc bang Iowa, chia sẻ: “Ông Branstad là một người khá

Ông Branstad từng tới Trung Quốc ít nhất 6 lần trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình đã thân chinh tới Iowa 2 lần.

kiên quyết. Và tin tôi đi, với Trung Quốc, đây là yếu tố cần thiết”.

Ngay trước khi Tổng thống đắc cử Trump xướng tên Thống đốc Iowa, hãng tin Bloomberg đặt câu hỏi về sự bổ nhiệm nhân sự đại sứ Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang đã gọi ông Branstad là "bạn lâu năm" của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ hợp tác với bất cứ người nào được chỉ định làm đại sứ Mỹ.

Bản thân Thống đốc Branstad cũng từng gọi ông Tập Cận Bình là “bạn lâu năm” trong chuyến thăm của ông này tới Iowa tháng 2/2012. Chuyến công du này của ông Tập Cận Bình diễn ra chỉ 9 tháng trước khi ông đảm nhận vị trí Chủ tịch Trung Quốc.

Ngày 7/12, ông Branstad chia sẻ về “tình bạn 3 thập niên” với Chủ tịch Tập Cận Bình và bổ sung: “Tổng thống đắc cử Trump đã nắm rõ mối quan hệ đặc biệt của cá nhân tôi với Trung Quốc và đề nghị vị trí mà tôi chưa từng nghĩ tới trước đó”.

“Cơ duyên” của ông Tập Cận Bình với Iowa đã có từ hơn 30 năm trước. Ông Tập Cận Bình từng thăm Iowa năm 1985 trong chuyến nghiên cứu nông nghiệp mà ông là người dẫn đầu đoàn đại biểu tỉnh Hà Bắc. Từ đây ông Tập Cận Bình cũng bắt đầu tình bạn với ông Terry Branstad khi đó cũng giữ chức Thống đốc bang Iowa. Đến năm 2012, khi ông Tập Cận Bình đến Mỹ, hai người bạn lại tiếp tục có cơ hội được hội ngộ.

Nhiệm vụ sắp tới của ông Branstad được đánh giá “không hề phẳng lặng” với nhiều thách thức ngoại giao trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Đó là căng thẳng trên Biển Đông, quan hệ thương mại giữa hai nước, hiệp định Paris về biến đối khí hậu…

Ngoài ra, ông Branstad có nhiều quan điểm khác khác biệt với ông Trump, điển hình là việc Thống đốc bang Iowa ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong khi Tổng thống Mỹ đắc cử lại không hề mặn mà. Ông Branstad luôn khẳng định rằng TPP sẽ giúp đỡ rất nhiều cho nông dân Iowa.

Hà Linh (Theo CNN, Reuters)
Hé lộ chính sách với châu Á của chính quyền Donald Trump
Hé lộ chính sách với châu Á của chính quyền Donald Trump

Tạp chí "Chính sách đối ngoại" vừa đăng bài viết của ông Michael Green, chuyên gia về các vấn đề châu Á, với nhận định rằng cuộc điện đàm kéo dài 10 phút giữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn hôm 2/12 vừa qua không tạo ra một cuộc khủng hoảng mới trong quan hệ Mỹ - Trung, nhưng nó thể hiện cách tiếp cận về chính sách đối ngoại của chính quyền mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN