Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox) vẫn đang lây lan mạnh, sang các quốc gia chưa nhiễm trước đó tại châu Phi.
Đầu tháng 10, Rwanda đã bắt đầu tiêm vaccine ngừa virus Marburg để ngăn chặn sự bùng phát của căn bệnh giống Ebola ở quốc gia Đông Phi này.
Bộ trưởng Y tế Rwanda, ông Sabin Nsanzimana cho biết số ca nhiễm mới hiện đã giảm hơn 50% so với 2 tuần đầu tiên của tháng 10. Ông cũng cho biết thêm nước này đã trải qua nhiều ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới hoặc tử vong, và hầu hết mọi người đang hồi phục tại các trung tâm điều trị.
Trả lời tại cuộc họp báo trực tuyến, ông Nsanzimana nhận định: "Nhìn chung, xu hướng này rất đáng khích lệ, rất tích cực, số ca nhiễm mới giảm đáng kể và tỷ lệ tử vong cũng giảm”.
Theo Bộ trưởng Nsanzimana, số liệu mới nhất cho thấy có 62 ca mắc sốt xuất huyết do virus Marburg và 15 ca tử vong, người đã khỏi bệnh và 9 người vẫn đang được điều trị.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo trên, Tổng giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi, ông Jean Kaseya cho biết dịch bệnh đậu mùa khỉ, mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố là "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế", đang tiếp tục lan rộng tại châu lục này. Số nước ảnh hưởng của dịch đã tăng từ 6 nước vào tháng 4 lên 18 nước vào tháng 10.
Theo dữ liệu của CDC châu Phi, tính đến thời điểm hiện tại, châu lục này đã ghi nhận hơn 42.000 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó 1.100 ca đã tử vong.
Ông Kaseya cho biết dù CDC Châu Phi đã nhận được hơn 800 triệu USD tiền cam kết cho cuộc chiến chống lại đậu mùa khỉ, nhưng các nhà tài trợ vẫn chậm giải ngân và cung cấp vaccine để đẩy nhanh ứng phó của CDC. Ông kêu gọi các nước hãy “hành động cụ thể ngay bây giờ để ngăn chặn dịch bùng phát... Chúng ta cần cứu mạng người, cần trao tương lai cho lục địa của chúng ta".