Đài BBC đưa tin trọng lượng của nó đã vượt qua “kỷ lục gia” trước đây là một con cá tra dầu (Mekong giant catfish) bắt được ở Thái Lan năm 2005.
Hiện không có hồ sơ hoặc cơ sở dữ liệu chính thức nào về con cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Sông Mekong có hệ sinh thái đa dạng, nhưng hành vi đánh bắt quá mức, xây dựng đập thủy điện tràn lan và ô nhiễm môi trường đã đe dọa đến hệ sinh thái mong manh của nó. Sông Mekong chảy từ Cao nguyên Tây Tạng qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Ông Zeb Hogan, nhà sinh vật học đứng đầu dự án bảo tồn “Kỳ quan sông Mekong” do tổ chức USAID tài trợ, cho biết: “Trong 20 năm nghiên cứu về các loài cá khổng lồ sống tại sông, hồ trên 6 lục địa, đây là loài cá nước ngọt lớn nhất mà chúng tôi bắt gặp hoặc từng được ghi nhận trên toàn thế giới”. Dự án này đã làm việc với Cơ quan Quản lý Nghề cá Campuchia để thiết lập mạng lưới ngư dân nhằm cảnh báo các nhà nghiên cứu nếu họ bắt được cá khổng lồ hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước đó, đêm 13/6, một ngư dân trên đảo Koh Preah đã thông báo cho nhóm nghiên cứu về việc bắt được một con cá đuối rất lớn. Cá thể này có chiều dài 3,98 mét và bề ngang 2,2 mét. Sau khi được gắn nhãn điện tử để theo dõi hoạt động, con cá đuối đã được thả trở lại dòng sông. Tiến sĩ Hogan cho biết nó ngay lập tức biến mất dưới làn nước đục bùn của sông Mekong, đúng vào đêm trăng tròn. Trong tiếng địa phương Khmer, loài cá này được gọi là “Boramy”, có nghĩa là trăng rằm.
Tiến sĩ Hogan nói: “Phát hiện trên là bằng chứng cho thấy thế giới tự nhiên có thể mang lại những khám phá mới và phi thường, cũng như việc nhiều thủy sinh vật lớn nhất bị bỏ sót một cách đáng tiếc”.
Cá đuối nước ngọt khổng lồ là loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là con cá đuối khổng lồ thứ 2 được nhóm nghiên cứu kiểm tra kể từ tháng 5 vừa qua. Con trước đó nặng 181kg.
Theo ông Zeb Hogan, cho đến khi họ còn tìm thấy những con cá lớn kỷ lục, điều có nghĩa là môi trường vẫn tương đối trong lành. Tình trạng này trái ngược với điều kiện đã thấy tại sông Dương Tử, nơi các nhà khoa học thông báo rằng loài cá mái chèo Trung Quốc đã tuyệt chủng.
"Môi trường sống ở sông Mekong đã giúp sản sinh hàng tỷ con cá mỗi năm, đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho hàng triệu người.