Iran và Iraq là hai quốc gia mới nhất trong danh sách các nước đang tránh xa đồng đô la Mỹ, thay vào đó là sử dụng đồng euro và nội tệ trong giao dịch. Trung Quốc – Nhật Bản và Trung Quốc – Nga cũng đã chuyển sang sử dụng đồng tiền của nước họ để giao dịch với nhau.
Đa số hoạt động thương mại quốc tế được giao dịch bằng USD và trên 60% dự trữ ngoại hối là USD. Bất chấp điều này, một số nguyên thủ quốc gia đã lên tiếng về mối nguy hiểm từ sự thống trị của đồng USD.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
Nhà lãnh đạo ngày 3/9 tuyên bố rằng Ankara đang chuẩn bị giao dịch thương mại bằng tiền nội tệ quốc gia với Trung Quốc, Nga và Ukraine.
“Chúng ta cần phải dần dần chấm dứt sự độc quyền của đồng đô la một lần và cho tất cả bằng cách sử dụng tiền tệ địa phương và tiền tệ quốc gia giữa chúng ta”, ông phát biểu tại một diễn đàn kinh tế tại Kyrgyzstan. “Mỹ hành động như sói hoang. Đừng tin họ. Dùng đô la chỉ gây hại cho chúng ta”, ông nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga từ lâu đã lên tiếng phản đối đồng USD. Nga đã giảm dự trữ đồng bạc xanh của Mỹ trong những tháng gần đây và dùng vàng cùng đồng nhân dân tệ để thay thế.
“Toàn thế giới có thể thấy sự độc quyền của đô la Mỹ là đáng báo động và nguy hiểm với nhiều người”, ông chủ Điện Kremlin nói hồi tháng 5, “Dự trữ tiền và vàng của chúng ta đang đa dạng hóa và chúng ta sẽ tiếp tục làm điều này”.
Trong tháng 7, ông Putin phát biểu Nga không có kế hoạch tẩy chay đồng USD song cho rằng việc Mỹ sử dụng tiền tệ vào mục đích chính trị đang làm hạ giá trị của đồng tiền này.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Tổng thống Venezuela hy vọng “giải phóng” đất nước khỏi đồng USD bằng cách chuyển hướng sang các tiền tệ khác.
“Venezuela đang triển khai một hệ thống thanh toán quốc tế mới và sẽ tạo ra một giỏ tiền tệ mới để giải phóng chúng ta khỏi đồng đô la Mỹ. Nếu họ theo đuổi chúng ta bằng đô la, chúng ta sẽ dùng ruble Nga, nhân dân tệ, yen, rupee Ấn Độ, euro”, nhà lãnh đạo khẳng định.
Cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad
Cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad từng nhắm đến sự thống trị của Mỹ trên Twitter hồi tháng 8. “Sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn trên các thị trường toàn cầu và hệ thống ngân hàng thế giới chính là sức mạnh chủ chốt của Đế chế Mỹ”, ông viết, “Mọi thứ cần thay đổi, các đơn đặt hàng hiện tại nên được đặt hàng lại”.
Trong khi đó, Safar-Ali Karamati, Phó giám đốc Công ty dầu quốc gia Iran hồi tháng 2 cho hay “ưu tiên hàng đầu là nhận tiền mặt và dầu (thanh toán) bằng euro”.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Khu vực Thương mại Tự do Châu Phi vào tháng 3, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết đã đến lúc châu Phi ngừng dựa dẫm vào đồng ngoại tệ USD.
"Chúng ta phải thoát khỏi tâm lý thuộc địa thứ đòi hỏi chúng ta phải dựa dẫm vào tiền tệ của người khác. Có lẽ đã đến thời điểm để chúng ta tạo ra một đồng tiền châu Phi duy nhất", ông nói.
Tổng thống Pháp Charles de Gaulle
Cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã nhận thấy sự hạn chế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền chung thế giới. Phát biểu tại một hội nghị báo chí năm 1965, ông cho rằng USD không thể là là một “môi trường thương mại công bằng và quốc tế” và nó “thực tế là một công cụ tín dụng chỉ dành riêng cho một quốc gia”.