Tính đến thời điểm hiện tại, Anh đã tiêm chủng 19,39 triệu liều vaccine, tương ứng 27,5% dân số, trong khi đó Đức đã tiêm chủng cho 4,3% dân số nước này với 5,54 triệu liều và Pháp đã tiêm chủng 3,97 triệu liều cho 3,8% dân số.
Chính phủ Pháp hiện đang đối mặt với những chỉ trích cho rằng chương trình tiêm chủng của nước này chậm trễ so với nhiều nước láng giềng. Tuy nhiên, giới chức Pháp bảo vệ chương trình tiêm chủng của mình, cho rằng nước này thậm chí còn vượt cả Anh về tỷ lệ người được tiêm mũi vaccine thứ 2 để bảo vệ toàn diện người được tiêm chủng. Độ tuổi trung bình được tiêm chủng tại Pháp là 72, Đức là 65 và Italy là 55. Chiến lược tiêm chủng ưu tiên người cao tuổi tại Pháp theo đó đã mang đến kết quả tích cực là giảm số ca nhiễm mới là người trên 80 tuổi.
Liên quan vaccine AstraZeneca, người đứng đầu chương trình vaccine của Pháp Alain Fischer ngày 25/2 khẳng định vaccine do AstraZeneca Plc phát triển này đạt chất lượng an toàn và hiệu quả sử dụng.
Cùng quan điểm trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố ông sẽ sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca nếu được đề nghị khi đến lượt. Nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh theo quan điểm của những nghiên cứu khoa học mới nhất, hiệu quả của vaccine AstraZeneca đã được chứng minh. Ông Macron từng đưa ra tuyên bố gây những hoài nghi về hiệu quả của vaccine AstraZeneca khi cho rằng nó dường như không có hiệu quả với nhóm người trên 65 tuổi.
Tại Tây Ban Nha, ngày 25/2, sân vận động Wanda .000 chỗ ở thủ đô Madrid đã được huy động trở thành trung tâm tiêm chủng cho nhóm đối tượng là nhân viên cứu hỏa, cảnh sát và bảo vệ dân sự. Khoảng 1.000 người đã được mời tới trung tâm này tiêm chủng.
Kể từ khi triển khai chương trình tiêm chủng vào cuối tháng 12/2020, đến nay Tây Ban Nha đã tiêm chủng cho 1,2 triệu người dân nước này. Chính phủ Tây Ban Nha đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số, sử dụng 47 triệu liều vaccine vào cuối mùa Hè tới.