Tổ chức cố vấn chiến lược uy tín Ủy ban Quan hệ Quốc tế (CFR) của Mỹ vừa liệt kê nguy cơ chiến tranh NATO-Nga, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và khủng bố là ba mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với nước Mỹ. Ngoài ba mối lo ngại nêu trên, tờ tạp chí National Interest đã liệt kê thêm những xung đột vũ trang hiện nay có thể bùng nổ thành Chiến tranh thế giới thứ ba.
Đối đầu NATO - NgaVấn đề nổi cộm nhất đối với chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump ngay khi ông nhậm chức vào năm 2017 chính là cuộc đối đầu quân sự giữa các nước NATO và Nga.
NATO sẵn sàng triển khai lực lượng hàng nghìn binh sĩ cũng như khí giới để bảo vệ các nước thành viên trước cái họ gọi là “sự hung hăng của Nga” trong khi Nga cũng “ăn miếng trả miếng” mạnh mẽ trước những động thái điều quân của NATO tại vùng Baltic. Có thể nói, NATO và Nga đã bước vào cuộc đối đầu lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Bán đảo Triều TiênTình trạng leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay, bất chấp việc Mỹ đã triển khai quân sự tại đây nhằm “răn đe” CHDCND Triều Tiên vẫn tiếp tục nhức nhối. Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ thử hạt nhân cũng như đe dọa dùng tên lửa của nước này tấn công vào lãnh thổ của Hàn Quốc và Mỹ.
Nếu ông Trump tiếp tục thúc đẩy triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của người tiền nhiệm Barack Obama ở Hàn Quốc, căng thẳng khu vực có thể bị đẩy cao lên đỉnh điểm.
Chiến tranh Syria
Trận địa Aleppo đã trở thành tâm điểm của một vụ cá cuộc chính trị. Căng thẳng gần đây giữa Nga và Mỹ về tình hình Syria đã tăng lên cấp độ mới. Sau hàng loạt vụ chạm trán máy bay nguy hiểm, Nga đã triển khai các hệ thống phòng không S-400 và S-300 tại Syria. Đây được xem là một thông điệp rõ ràng gửi đến Mỹ rằng bất kỳ cuộc can thiệp quân sự hoặc tấn công nào nhằm vào quân đội Syria sẽ bị trả đũa.
Xung đột biên giới Ấn Độ - Pakistan
Tranh chấp biên giới Ấn Độ - Pakistan tại khu vực Kashmir vẫn căng thẳng từng giờ với những vụ binh sĩ đụng độ đẫm máu cũng như nã đạn pháo xuyên biên giới. Các vụ đụng độ diễn ra hàng ngày không chỉ cướp đi sinh mạng nhiều người và gây thiệt hại cho cả hai bên. Các diễn biến đẫm máu này đã khiến hàng nghìn gia đình sống tại các ngôi làng dọc biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng và buộc phải rời bỏ quê hương, sống trong cảnh khổ cực và chủ yếu dựa vào các nguồn viện trợ.