Cái giá phải trả khi quân nhân Trung Quốc đào ngũ

Khoảng 2 triệu người Trung Quốc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Gần đây một trường hợp đào ngũ phải nhận hàng loạt hình phạt nghiêm khắc đã khiến dư luận xôn xao.

Chú thích ảnh
Những binh sĩ Trung Quốc mới nhập ngũ. Ảnh: CNN

Sinh viên Zhang Moukang tại tỉnh Hải Nam đã phải nhận 8 hình phạt do đào ngũ. Các hình phạt với Zhang được đăng trên trang mạng bản tiếng Anh của quân đội Trung Quốc.

Chỉ một tháng sau khi nhập ngũ hồi tháng 9, Zhang Moukang đã muốn rời khỏi đơn vị. Theo thông báo của quân đội Trung Quốc, Zhang Moukang không thể thích nghi với cuộc sống quân ngũ và mặc dù đã được khích lệ nhưng anh vẫn "quyết định đào ngũ". Quân đội Trung Quốc đã loại tên Zhang Moukang khỏi lực lượng vào tháng 11.

Theo đó, Zhang Moukang chịu các hình phạt bao gồm: không được xuất cảnh trong 2 năm, không được sử dụng máy bay, xe buýt, tàu hỏa đường dài trong nước; không được mua bất động sản, vay nợ hoặc mua bảo hiểm, không được mở hoạt động kinh doanh và không thể đăng ký học đại học.

Ngoài ra, Zhang còn không được phép vào làm việc trong cơ quan chính phủ cả đời.
Zhang phải nộp phạt 4.000 USD đồng thời đền bù cho quân đội Trung Quốc 3.750 USD vì chi phí cho anh này trong thời gian tại ngũ, bao gồm phần dành cho khám sức khỏe, di chuyển, sinh hoạt, quân phục…

Ngoài ra hành động và hình phạt liên quan tới Zhang sẽ được đăng tải trên mạng xã hội, ti vi, báo chí…

Trường hợp của Zhang có thể là hiếm nhưng không phải duy nhất. Kênh CNN (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu và phát hiện có hàng chục trường hợp binh sĩ Trung Quốc đào ngũ bị nêu danh và bêu riếu trong những năm qua kèm theo các hình phạt.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Adam Ni tại Đại học Macquarie (Australia) cho biết trường hợp của Zhang Moukang là ví dụ cho thấy căng thẳng mà quân đội Trung Quốc phải đối mặt. Nói cách khác, quân đội Trung Quốc phải bảo vệ hình tượng tốt đồng thời xem xét đâu là hành vi xấu và không phục tùng.

Nghĩa vụ quân sự Trung Quốc về nguyên tắc dựa trên tính bắt buộc, nhưng những năm gần đây, quy định này có khi không cần áp dụng bởi nhiều người đã tình nguyện đi lính.

Tuy vậy, trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng, yêu cầu được đưa ra là quân nhân có trình độ học vấn cao hơn và không cần quá nhiều binh sĩ. Do vậy quân đội Trung Quốc đang giảm về quân số.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ còn đánh giá rằng Trung Quốc muốn “có nhân sự mới là những cá nhân tài năng có thể đáp ứng yêu cầu về chiến tranh hiện đại”.

Hãng thông tấn Tân Hoa trong tháng 7 đưa tin rằng quân đội Trung Quốc từng đề cập đến tuyển dụng sinh viên đại học và cử nhân.

Nhưng một báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ trong năm 2019 nhận định quân ngũ không còn là lựa chọn công việc hấp dẫn nếu nền kinh tế của Trung Quốc vẫn ổn định.

Ông Adam Ni phân tích: “Tôi cho rằng đó là môi trường khó khăn khi bạn phải xa gia đình và bạn bè, làm nhiều việc đòi hỏi sức lực, đôi khi nguy hiểm”. Do vậy theo ông Adam Ni, đối với hầu hết thanh niên Trung Quốc, làm việc cho quân đội không phải là lựa chọn hàng đầu.

Hà Linh/Báo Tin tức
Kinh tế Trung Quốc phát đi những tín hiệu tích cực
Kinh tế Trung Quốc phát đi những tín hiệu tích cực

Trung Quốc ngày 16/12 đã công bố một loạt số liệu kinh tế tích cực trong tháng 11/2019, sau khi nước này đạt thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” với Mỹ vào ngày 13/12 vừa qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN