Người Rohingya chờ đợi nhận lương thực cứu trợ tại trại tị nạn Thankhali ở Ukhia, Bangladesh, sau khi phải rời bỏ nhà cửa tại Rakhine, Myanmar ngày 21/1. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland nêu rõ EU và Canada đã tuyên bố trừng phạt một số tướng lĩnh quân đội chủ chốt được cho là liên quan tới các hành động vi phạm nhân quyền tại bang Rakhine, trong đó có bạo lực tình dục và bạo lực về giới.
Theo thông báo mới của EU và Canada, các quan chức Myanmar gồm 5 tướng quân đội, 1 chỉ huy lực lượng biên phòng và 1 chỉ huy cảnh sát, sẽ phải đối mặt với lệnh cấm đi lại và bị phong tỏa tài sản.
Từ năm 2011, quan hệ của Myanmar với nhiều nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng người Rohingya, EU và Canada có lập trường cứng rắn hơn với việc đưa các quan chức cấp cao Myanmar vào "danh sách đen".
Khoảng 700.000 người Rohingya đã buộc phải rời bang Rakhine sang lánh nạn tại Bangladesh sau khi các lực lượng an ninh Myanmar từ tháng 8/2017 tiến hành chiến dịch quân sự tại bang này.