Trước đây, các nhà nghiên cứu sông băng vui mừng khi thấy mùa đông khắc nghiệt và các đống tuyết mùa xuân dầy lên trên dãy Alps, hy vọng điều này sẽ báo hiệu chấm dứt nhiều năm lượng băng giảm mạnh hoặc thậm chí đảo ngược sự mất băng.
Tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình tháng 8 cao hơn điểm đóng băng vài độ ngay cả ở trạm Jungfraujoch cao 3.571 m nằm trên sông băng Aletsch, các nhà khoa học đo được lượng băng mất cao kỷ lục trên cả nước trong tháng này.
Nhìn chung, GLAMOS cho biết các sông băng của Thụy Sĩ mất 2,5% khối lượng trong năm nay, cao hơn trung bình của thập niên qua.
Giám đốc GLAMOS Mathias Huss bày tỏ lo ngại mặc dù năm nay mùa đông nhiều tuyết và mùa xuân mưa nhiều và lạnh hơn, nhưng điều này vẫn chưa đủ để giảm lượng băng mất và nếu xu hướng này tiếp tục sẽ là thảm họa cho các sông băng Thụy Sĩ.
Theo báo cáo, một trong những nhân tố làm gia tăng lượng băng mất trong năm nay là bụi từ sa mạc Sahara. Bụi tạo cho các lớp băng màu nâu hoặc hồng hạn chế khả năng của chúng phản xạ ánh nắng Mặt trời quay trở lại bầu khí quyền.
Hơn một nửa sông băng ở dãy Alps nằm ở Thụy Sĩ - nơi nhiệt độ đã tăng cao hơn khoảng 2 lần mức trung bình toàn cầu do biến đổi khí hậu. Nếu khí thải nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% khối lượng hiện có vào năm 2100.
Biên giới đất liền thường được coi là các đường cố định vĩnh viễn - nhưng ở các vùng núi như dãy Alps, nơi băng đang tan và tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đang định hình lại môi trường thực địa, đôi khi chính quyền địa phương buộc phải vẽ lại bản đồ.