CH Séc 10 năm trong không gian Schengen

CH Séc chính thức tham gia Khu vực Schengen từ ngày 31/12/2007, đồng nghĩa với việc bỏ kiểm tra công dân các nước tham gia Hiệp ước Schengen ở các cửa khẩu đường bộ của nước này.

Những người lái xe từ Séc sang Áo nhận ra đã vượt qua biên giới nhờ biển báo màu xanh.

Đến cuối tháng 3/2008, việc kiểm tra tại các sân bay quốc tế của Séc đối với công dân các nước trong Khu vực Schengen cũng bị bãi bỏ. Trên thực tế, các trạm kiểm soát biên giới ở CH Séc đã ngừng hoạt động từ đêm 21 rạng sáng 22/12 /2007.

Trước đấy ba năm, năm 2004, một sự kiện quan trọng hơn và là tiền đề cho sự kiện năm 2007 - CH Séc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Việc CH Séc hòa chung vào không gian Schengen là một sự kiện đáng ghi nhớ đối với mọi người dân nước này. Họ có thể đi lại tự do trong lãnh thổ 26  nước công nhận Hiệp ước Schengen. Theo Đài Phát thanh Séc, cư dân các làng, thị trấn dọc theo biên giới giữa Séc với Đức, Áo là người cảm nhận đầu tiên và sâu sắc về sự thay đổi căn bản này. Và chính họ cũng được hưởng lợi trực tiếp từ việc 10 năm trước các rào chắn biên giới Đông – Tây biến mất. Thị trấn Boží Dar (có nghĩa là "Món quà của Thượng đế") ở tỉnh Karlovy Vary cũng nằm trong số này.

Thị trưởng Boží Dar Jan Hornik nhớ lại thời mà mỗi lần bước sang ngôi làng láng giềng ở bên đất Đức là người dân phải qua thủ thục khám đồ, xét giấy tờ khắt khe. Ông cho biết, 10 năm qua làng đã đầu tư nhiều tiền vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, khu nghỉ dưỡng, hướng vào khách du lịch Đức. Còn ông Mirko Ernst, Thị trưởng thị trấn Kurort Obewiesenthal thuộc CHLB Đức, kể: "Chúng tôi đã thoát khỏi những thủ tục kiểm tra phiền phức, thiết lập các mối quan hệ mới giữa hai bên và có thể hợp tác hiệu quả trong mọi lĩnh vực". Ông nói thêm là sắp tới sẽ có dự án mở trường tiểu học Séc – Đức ở Boží Dar.

Việc tự do đi lại trong nội bộ các nước thành viên của Hiệp ước Schengen không giữ được sự trọn vẹn như ban đầu. Do làn sóng di dân vào châu Âu từ Bắc Phi và Trung Đông bắt đầu từ năm 2015 mà sáu quốc gia đã quay trở lại chế độ kiểm tra biên giới từng phần. Chẳng hạn, cảnh sát và hải quan Đức và Thụy Điển kiểm tra xác suất những người đi qua biên giới bằng đường bộ và đường không.

Không gian chung Schengen bắt nguồn từ ngày 14/6/1985. Vào ngày đó tại thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg năm nước trong Cộng đồng châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và CHLB Đức đã  ký Hiệp định bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa năm nước, để cho công dân các nước này tự do đi lại trong vùng lãnh thổ chung gọi là Vùng Schengen. Các biện pháp được đề xuất bao gồm giảm kiểm tra tốc độ xe, cho phép xe vượt qua biên giới mà không dừng lại, đồng bộ các chính sách thị thực. Vùng Schengen hoạt động giống như một nhà nước duy nhất, việc kiểm soát biên giới chỉ thực hiện bên ngoài vùng cho du khách xuất nhập cảnh, không có kiểm soát biên giới nội bộ giữa các nước tham gia Schengen.

Tới năm 1990, các nước trên ký thêm một văn bản thay thế gọi là Hiệp ước Schengen. Tính đến ngày 9/12/2011 tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn Hiệp ước này là 26 nước, trong đó thành viên EU là 22 (không tính Anh và Ireland tham gia Hiệp ước Schengen một cách không đầy đủ) và 4 nước ngoài EU là Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ, Liechtenstein.


Schengen không phải là Liên minh châu Âu EU như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng chứng là một số nước thuộc EU không nằm trong khối Schengen (chẳng hạn như Ireland, Anh, Romania và Bulgaria) và ngược lại, một vài nước Schengen cũng không phải là thành viên của EU (chẳng hạn Na Uy, Iceland và Thụy Sỹ). Còn Vương quốc Liechtenstein không ký Hiệp ước Schengen nhưng cũng bãi bỏ việc kiểm tra thị thực.

Hiện tại khối Schengen bao gồm 26 thành viên là Áo, Bỉ, Thụy Sỹ, Séc, Đức, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Lithuania, Luxembourg, Latvia, Litva, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Slovenia và Slovakia

Các nước Schengen có diện tích 4,312 triệu km2 với hơn 420 triệu dân đưa biên giới khu vực Schengen tiến sát tới các nước Ukraine, Belarus và Nga. Quy định về khu vực biên giới tự do của các nước này bao gồm đường bộ, đường biển và áp dụng cho đường hàng không vào tháng 3/2008. Đối với công dân các nước ngoài EU thì chỉ cần được cấp thị thực nhập cảnh một trong 26 nước nói trên là có thể đi lại tự do trong toàn khối từ Estonia ở phía Bắc đến Bồ Đào Nha ở phía Nam hay sang tận phía Đông là Hungary.

Tin, ảnh: Trần Quang Vinh (P/v TTXVN tại CH Séc)
Mỹ kêu gọi thiết lập 'Schengen quân sự'
Mỹ kêu gọi thiết lập 'Schengen quân sự'

Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges cho rằng các nước châu Âu cần thỏa thuận thành lập một khu vực “Schengen quân sự” để cạnh tranh với Nga hiệu quả hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN