Chính phủ Nhật Bản gia tăng nỗ lực khuyến khích doanh nghiệp tăng lương

Sau khi kêu gọi các doanh nghiệp nâng lương cho người lao động nhưng bất thành, chính phủ Nhật Bản đã áp dụng thêm nhiều biện pháp để thay đổi tình trạng hàng chục năm lương người lao động không “nhúc nhích”.

Chú thích ảnh
Khách hàng bước vào một siêu thị tại Tokyo (Nhật Bản). Giá tiêu dùng cơ bản tại nước này đã đạt mức 4% vào tháng 12/2022. Ảnh: CNN

Trong bối cảnh lạm phát, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới buộc phải xử lý vấn đề mức sống xuống cấp và các công ty đang chịu sức ép lớn để tăng lương.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ để người lao động có thể theo kịp với tình cảnh giá tăng cao. Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, lạm phát tại Nhật Bản đã trở thành vấn đề gây đau đầu. Trong năm tính đến tháng 12/2022, giá tiêu dùng cơ bản đã tăng 4%, đạt mức cao nhất trong 41 năm qua.

Trong khi đó, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vào năm 2021, mức lương trung bình năm tại Nhật Bản là 39.711 USD còn năm 1991 là 37.866 USD. Trên 90% người tham gia khảo sát của tạp chí Yomiuri trong tháng 2 cho biết mức giá tăng cao đã trở thành gánh nặng với tài chính hộ gia đình của họ, trong đó có 60% miêu tả tình trạng là “nghiêm trọng”.

Ngân hàng Nhật Bản cũng đánh giá tăng lương là điều quan trọng để đạt được mục tiêu lạm phát ổn định, do nhu cầu.

Một số công ty như Nintendo và Fast Retailing, sở hữu thương hiệu Uniqlo, đã tuyên bố tăng lương nhưng động thái này chưa được lan tỏa để tạo ra vòng tiền lương – giá cả mà Ngân hàng Nhật Bản đánh giá là cần thiết.

Thủ tướng Kishida đang lên kế hoạch mở rộng trợ cấp với hóa đơn điện, gây sức ép để các công ty năng lượng ngừng kế hoạch tăng giá. Nhưng nhiều người lao động vẫn thắc mắc liệu họ có thể khấm khá hơn khi năm tài khóa mới bắt đầu vào tháng 4.

Nhật Bản đang cố gắng áp dụng một số phương pháp để tăng lương trong lĩnh vực tư nhân. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã khởi động chiến dịch “điểm mặt chỉ tên” tạo điều kiện để các nhà thầu phụ đánh giá công ty lớn hơn dựa trên sự sẵn sàng của họ khi đàm phán về giá cả và tăng giá. Lý thuyết được đưa ra là mức giá hàng hóa và dịch vụ phải chăng do các nhà thầu phụ cung cấp sẽ tạo điều kiện để họ nâng lương cho nhân viên. Thường có than phiền rằng các khách hàng là tập đoàn lớn thường ép các mức giá này.

Sau khi động thái giảm thuế doanh nghiệp dường như không có nhiều hiệu quả, chính phủ Nhật Bản đã mở rộng khuyến khích vào tháng 4/2022. Theo chương trình mới có hiệu lực đến 31/3/2024, các công ty lớn nâng lương thêm 4% hoặc hơn cho nhân viên và tăng chi tiêu vào giáo dục, đào tạo, có thể được giảm 30% phí dành cho thuế. Các công ty nhỏ và vừa còn được bật đèn xanh giảm thuế tới 40% nếu họ tăng lương 2,5% hoặc hơn và đầu tư thêm vào đào tạo.

Chính phủ Nhật Bản cũng dành khoản ngân sách 1 nghìn tỷ yên (7,3 tỷ USD) cho tái đào tạo – khuyến khích người lao động học hỏi thêm kỹ năng mới, tạo điều kiện để họ chuyển sang công việc được trả lương cao hơn. Nhật Bản có truyền thống các lao động gắn bó với doanh nghiệp trọn đời, điều này có thể dẫn đến việc kỹ năng của họ trở nên cũ mòn.

Thủ tướng Kishida phát biểu với quốc hội rằng ông đang lên kế hoạch khôi phục cuộc gặp 3 bên với doanh nghiệp và nhóm lao động để khuyến khích thêm nhiều công ty tăng lương. Liên hiệp Công đoàn Nhật Bản – Rengo đang hướng đến mức tăng lương 5%.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Bloomberg)
Hàng trăm nghìn người trên toàn nước Pháp tuần hành gây áp lực về cải cách lương hưu
Hàng trăm nghìn người trên toàn nước Pháp tuần hành gây áp lực về cải cách lương hưu

Ngày 11/2, hàng trăm nghìn người đã tham gia các cuộc tuần hành trên khắp nước Pháp nhằm tăng áp lực lên chính phủ về các kế hoạch cải cách lương hưu, trong đó có tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64. Đây là cuộc tuần hành đầu tiên được tổ chức vào ngày cuối tuần

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN