Cựu ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman tại sân bay Bắc Kinh ngày 17/6. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, trong chuyến thăm lần thứ 5 tới quốc gia này, cựu vận động viên bóng rổ đã không gặp được nhà lãnh đạo Kim Jong-un – người mà ông gọi là “bạn cả đời” – cũng như không trả lời phóng viên chờ sẵn khi đáp xuống sân bay ở Bắc Kinh khi trở về từ Bình Nhưỡng.
Xuất hiện tại sân bay quốc tế Bắc Kinh hôm 17/5, Rodman nhận xét: “Mọi người đều sẽ rất vui. Đó là một ngày tốt lành. Chuyến đi cũng rất tốt, thực sự tốt đẹp”.
Cựu vận động viên bóng rổ 56 tuổi không tiết lộ thông tin ông có gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un hay không mà chỉ nói rằng “Bạn sẽ biết sau này”.
Trong lần gặp này ông Rodman gặp Bộ trưởng Thể thao và gửi quà cho lãnh đạo Triều Tiên qua vị quan chức đó, bao gồm một bộ xà phòng, áo nỉ bóng rổ, sách “Where’s Waldo?” cho con gái ông Kim và cuốn “Nghệ thuật Đàm phán”, do chính Tổng thống Mỹ Donald Trump viết.
Vào tuần trước, trước khi lên đường tới Bình Nhưỡng, Rodman thông báo nhiệm vụ của ông trong chuyến đi lần này là tìm cách xây dựng cầu nối giữa Mỹ và Triều Tiên.
Trong đoạn băng đăng trên tài khoản Twitter cá nhân, Rodman tuyên bố: “Đó là lí do chính vì sao chúng tôi tới Triều Tiên. Chúng tôi đang cố gắng đem mọi thứ gần lại nhau hơn. Nếu không được, ít nhất chúng tôi đã cố. Chúng tôi đang tìm cách mở cửa giữa hai quốc gia”.
Thậm chí, ông còn mặc một chiếc áo phông ghi “Đại sứ Rodman” khi xuất phát đi Bình Nhưỡng song Bộ Ngoại giao Mỹ trong một tuyên bố khẳng định chuyến đi của Rodman mang tính chất cá nhân.
Trước đó, trong những lần thăm Triều Tiên vào 2013, 2014, cựu cầu thủ bóng rổ đã tổ chức một trận đấu bóng rổ và hát chúc mừng sinh nhật gửi tới ông Kim Jong-un.
Chuyến thăm lần này của Rodman được truyền thông chú ý do trùng hợp với thời điểm Triều Tiên quyết định phóng thích sinh viên người Mỹ Otto Warbier.
Năm ngoái, chàng sinh viên 22 tuổi này đã bị Triều Tiên bắt giữ sau khi lấy trộm một biểu ngữ tuyên truyền và phải nhận án 15 năm lao động khổ sai.
Song chỉ sau 17 tháng bị giam giữ, Otto đã được đưa về quê hương trong tình trạng hôn mê.
Phía Triều Tiên đưa ra lời giải thích về tình trạng sức khỏe của Otto là do anh bị ngộ độc thịt và uống thuốc ngủ.
Tuy nhiên sau khi kiểm tra sức khỏe của Otto khi về Mỹ, các bác sĩ kết luận anh bị “chấn thương não nghiêm trọng” và không có phản ứng với những sự vật xung quanh, cũng như yêu cầu một lời giải thích hợp lí từ Triều Tiên.