Đây là nhận định của cây bút John Wight tại hãng tin Sputnik (Nga). Theo đó, chưa từng có đề cập nào cho rằng hành động của CIA vi phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp tương tự, giả sử Nga công bố Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) dừng chương trình hỗ trợ trị giá 1 tỉ USD cho nhóm nổi dậy nào đó thì phản ứng từ phương Tây sẽ vô cùng khác biệt, mang tính phẫn nộ cao.
Bên trong trụ sở của CIA tại bang Virginia, Mỹ. Ảnh: Reuters |
Với những ý kiến cho rằng Mỹ chỉ chống lưng cho những nhóm nổi dậy ôn hòa tại Syria, ông Wight đã phản bác lại. Trong một bài viết đăng trên tờ New York Times (Mỹ) ngày 2/8, thông tin được đưa ra là một khi phiến quân được CIA đào tạo bước vào lãnh thổ Syria, cơ quan tình báo này sẽ gặp rất nhiều khó khăn để kiểm soát “học trò” của mình.
Trên thực tế, một số vũ khí của CIA đã rơi vào tay chiến binh thuộc Mặt trận Nusra và điều này đã gây ra lo ngại với nhiều thành viên thuộc chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama khi chương trình của CIA bắt đầu. Mặc dù Mặt trận Nusra được coi là lực lượng chiến đấu hữu hiệu chống lại quân đội Syria trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad nhưng chính quyền cựu Tổng thống Obama lại không thể trực tiếp hỗ trợ vũ khí cho nhóm này bởi sự liên quan tới Al-Qaeda.
Theo ông Wight, ngay từ đầu Washington và các đồng minh đã hoàn toàn hiểu sai các sự kiện không chỉ ở Syria mà cả trên toàn khu vực Trung Đông. Mùa xuân Arab đã gây nhiều bất ngờ đối với Mỹ và về phương diện quy mô và tốc độ khi làn sóng này lan rộng trong năm 2011. Kết quả gây hoảng sợ với Washington về dự báo trước cho ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực chiến lược quan trọng này, tạo sụp đổ trong trách nhiệm phân tích về sự can dự quân sự vào Libya.
Theo ông Wight, CIA đã bắt đầu chương trình sai lầm của mình khi cố tạo và nuôi dưỡng lực lượng thứ 3 ở Syria mặc dù không có quyền hạn đúng đắn về mặt luật pháp và đạo đức để thực hiện điều này.