Trang tin Yahoo News dẫn một hãng tin nước ngoài cho biết ông Pranay Vaddi, quan chức hàng đầu về kiểm soát vũ khí của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã phát biểu về cách tiếp cận cạnh tranh hơn đối với việc kiểm soát vũ khí, trong đó nêu ra một sự thay đổi chính sách nhằm thúc ép Mokva và Bắc Kinh chấp nhận lời kêu gọi đàm phán hạn chế kho vũ khí của Mỹ.
Phát biểu trước Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, ông Vaddi nêu rõ: “… Trong những năm tới chúng ta có thể đạt đến điểm cần phải tăng số lượng vũ khí hạt nhân chiến lượcđược triển khai hiện tại. Chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ để có thể triển khai nếu tổng thống đưa ra quyết định. Nếu ngày đó đến, chúngta cần quyết tâm rằng phải có thêm vũ khí hạt nhân để ngăn chặn kẻ thù và bảo vệ người dân Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác”.
Trước đó một năm, cũng tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói không cần thiết phải tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ trước kho vũ khí của Nga và Trung Quốc.
Mỹ hiện tuân thủ mức giới hạn 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai theo hiệp ước START mới năm 2010 với Nga. Năm 2023, Moskva đã tuyên bố đình chỉ hiệp ước với lý do Mỹ hỗ trợ cho Ukraine, một động thái mà Washington gọi là “không hợp lệ về mặt pháp lý”.
Theo ông Vaddi, chính quyền Washington vẫn cam kết tuân thủ các chế độ kiểm soát vũ khí quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, vịquan chức này chỉ ra Nga, Trung Quốc và Triều Tiên đều đang mở rộng và đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân của họ với tốc độ chóng mặt và điều này cho thấy rất ít hoặc không quan tâm đến việc kiểm soát vũ khí.
Ông nhấn mạnh cả ba nước và Iran đang ngày càng hợp tác và phối hợp với nhau theo những cách đi ngược lại hòa bình và ổn định, đe dọa Mỹ, các đồng minh và đối tác của họ và làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực.
Ông Vaddi lưu ý Tổng thống Joe Biden đã cam kết tiếp tục tuân thủ các giới hạn được đặt ra trong hiệp ước START mới miễn là Nga tuân thủ.
Tuy nhiên, theo ông, Moskva đã nhiều lần từ chối các cuộc đàm phán về hiệp ước kế thừa hiệp ước dự kiến hết hạn vào năm 2026 này.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng từ chối thảo luận với Mỹ về việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình.
Cũng trong tuần, vào ngày 5/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Nga sẽ cải thiện hệ thống phòng không của mình để tiêu diệt tên lửa phương Tây, đồng thời úp mở khả năng Nga cung cấp vũ khí tầm xa cho các khu vực trên thế giới, từ đó giáng những đòn nhạy cảm vào các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine.