Công nghệ thực tế ảo có thể làm giảm triệu chứng Parkinson

Một trò chơi thực tế ảo mới vừa được phát minh giúp những người mắc bệnh Parkinson có thể bước đi mà không bị mất thăng bằng, ngã hoặc khó xoay người.

Chú thích ảnh
Công nghệ thực tế ảo được cho có thể gây tác động tới các bệnh nhân Parkinson. Ảnh: Daily Mail

Tờ Daily Mail (Anh) cho biết, theo thời gian, bệnh thoái hóa hệ thần kinh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm giảm cơ bắp, hạn chế khả năng vận động, khả năng xoay và giữ thăng bằng của cơ thể.

Tuy nhiên, gần đây một công nghệ mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah (Mỹ) đã phục hồi chức năng vận động cho 10 bệnh nhân, những người mắc bệnh này tập luyện trên hệ thống ba lần một tuần trong vòng 6 tuần.

Các chuyên gia tin rằng các hoạt động lặp đi lặp lại như đi bộ, chạy và khởi động máy chạy bộ trong khi người bệnh nhảy qua các vật thể ảo trong một hang động hiển thị trên màn hình giống với hang động thật trước mặt họ giúp cho bộ nhớ hoạt động và tránh sự suy giảm cơ bắp .

“Ưu điểm chính của trò chơi thực tế ảo này là bệnh nhân có thể gặp nhiều chướng ngại vật và địa hình trong môi trường an toàn, họ được bảo vệ bằng việc sử dụng các thiết bị như dây đai”, Phó Giáo sư Tiến sĩ K. Bo Foreman, Giám đốc của Motion Capture Core Facility tại Đại học của Utah cho biết.

“Những người tham gia rất thích trải nghiệm và nghĩ rằng nó rất vui, không chỉ là bài tập thể dục thông thường. Họ thích được tập luyện và thử thách bản thân mà không sợ bị ngã”, ông K. Bo Foreman nhận xét.

Trong trò chơi thực tế ảo này, một số nhiệm vụ đi thẳng được yêu cầu nhiều hơn những nhiệm vụ khác, ví dụ như nhiệm vụ đi thẳng qua một cánh đồng (video dưới, nguồn: Daily Mail).

Trải nghiệm thực tế ảo được chiếu lên một bức tường hình đối diện với bệnh nhân, còn bệnh nhân sẽ đứng trên một máy chạy bộ rất rộng, được đeo tai nghe, đi giày và mặc quần áo cùng với một bộ cảm biến trên người và được buộc vào một cái cột kiểm soát ở phía sau.

Sự hợp nhất của tất cả mọi yếu tố phụ thuộc lẫn nhau đòi hỏi bệnh nhân phải thực hiện các kỹ năng đa dạng một cách nhanh chóng, đó được coi là những thử thách tưởng chừng như không thể đối với những người mắc bệnh Parkinson.

Khi chúng ta học cách đi bộ, chúng ta trở nên thông thạo trong việc chuyển đổi nhanh chóng từ đi bộ sang chạy, từ đi thẳng về phía trước đến đi theo đường chéo sang phải. Chúng ta có thể tăng tốc hoặc giảm tốc độ và bước sang trái hoặc sang phải, hay lên hoặc xuống.

Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu để hiểu đầy đủ hơn để tìm ra Parkinson làm hạn chế chuyển động và dáng đi như thế nào. Có bằng chứng cho thấy một trong những nguyên nhân gây ra điều này chính là sự sụt giảm nồng độ dopamine. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều cơ sở cho thấy hoạt động thể chất có thể ngăn chặn sự suy giảm này.

Điển hình như nam diễn viên đáng kính Alan Alda, người đã tiết lộ chẩn đoán Parkinson của anh vào mùa hè năm ngoái và anh đã tập boxing để duy trì vận động cho cơ thể của mình.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Foreman tại Đại học Utah tin rằng thực tế ảo được quảng cáo rầm rộ vì tiềm năng sử dụng trong các phòng khám và giá trị của nó rất đáng ngưỡng mộ.

“Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ cải thiện việc bị ngã khi đi lại trong cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Parkinson là một căn bệnh phát triển không ngừng và bất cứ thứ gì chúng ta có thể làm để tác động vào sự tiến triển này chính là có một bước đi đúng hướng”, bác sĩ Foreman nói.

Hải Vân/Báo Tin tức
Điện Kremlin phản ứng trước hình ảnh Tổng thống Putin in trên áp phích bầu cử Ukraine
Điện Kremlin phản ứng trước hình ảnh Tổng thống Putin in trên áp phích bầu cử Ukraine

Đội ngũ bầu cử của Tổng thống đương nhiệm Ukraine Petro Poroshenko đã xác nhận việc sử dụng hình ảnh của người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong chiến dịch vận động tái tranh cử.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN