COVID-19 hết ngày 29/7 tại ASEAN: Indonesia, Philippines có hàng nghìn ca mới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới hết ngày 29/7, số người mắc COVID-19 tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là 254.922, trong đó 7.155 người tử vong. 

Chú thích ảnh
Biểu đồ so sánh ca mắc và ca tử vong tại ASEAN hết ngày 29/7.

Trong ngày 29/7, ASEAN ghi nhận 4.615 ca mắc và 90 ca tử vong. Nước có số ca mắc nhiều nhất trong 24 giờ qua là Indonesia với 2.1 ca, tiếp đó là Philippines với 1.874 ca. Số ca mắc ở Singapore duy trì ở ba con số: 334 ca. 

Các nước còn lại có số ca mắc trong ngày 29/7 là Malaysia (13 ca), Campuchia (7 ca), Việt Nam (4 ca), Thái Lan (1 ca) và Myanmar (1 ca).

Hai quốc gia có ca tử vong là Indonesia (74 ca) và Philippines (16 ca).

Tại Thái Lan, ngày 29/7, chính phủ nước này đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp đến cuối tháng 8 tới để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, mặc dù hơn 2 tháng qua quốc gia này không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 8/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố tại Thái Lan từ cuối tháng 3 và liên tục được gia hạn, lần gần đây nhất dự kiến kết thúc vào cuối tháng 7 này. Chính phủ Thái Lan tiếp tục gia hạn sắc lệnh này sau khi Trung tâm ứng phó dịch COVID-19 quốc gia khẳng định vẫn cần duy trì tình trạng khẩn cấp, trong bối cảnh nước này chuẩn bị mở cửa biên giới đối với người nước ngoài.

Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ban hành vào cuối tháng 3 yêu cầu người dân ở nhà, tránh tụ tập các nhóm đông người để ngăn chặn virus lây lan. Lệnh giới nghiêm ban đêm cũng được ban bố sau đó nhưng đã chấm dứt từ tháng 6 vừa qua.

Hiện Thái Lan ghi nhận tổng cộng 3.298 ca mắc COVID-19, trong đó có 58 ca tử vong

Tại Campuchia, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng đã chỉ đạo các tỉnh thành trên cả nước chuẩn bị các biện pháp đề phòng lây lan dịch COVID-19 trước thời điểm nghỉ bù cho lễ đón năm mới Khmer từ ngày 17-21/8 tới.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

Thông báo của Bộ Nội vụ Campuchia nêu rõ tỉnh trưởng các tỉnh và lãnh đạo các thành phố phải thông báo tới các khách sạn, nhà nghỉ, siêu thị và chủ nhà hàng chuẩn bị cồn hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt khách hàng. Chủ các cơ sở cung cấp dịch vụ nói trên phải đảm bảo thực hiện các quy định giãn cách xã hội. 

Trước đó, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bun Heng cũng thông báo tới các bộ giao thông, du lịch và các lãnh đạo địa phương về việc thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan COVID-19 trong những ngày nghỉ lễ sắp tới. Thông báo nhấn mạnh người dân cần tránh tụ tập và tìm những nơi thông thoáng nếu có nhu cầu đi lại; tránh các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao như múa hát truyền thống mà không đảm bảo giãn cách xã hội.

Cập nhật tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế Campuchia ngày 29/7 thông báo nước này ghi nhận 7 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh tại Campuchia lên 233 người. Trong các ca nhiễm mới, có 4 quân nhân Campuchia tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) vừa hoàn thành nhiệm vụ từ Mali về nước ngày 10/7 và 3 công dân trở về từ Indonesia ngày 23/7.

Indonesia ngày 29/7 thông báo có 2.1 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên 104.432 ca. Thủ đô Jakarta ghi nhận số ca mắc mới cao nhất cả nước trong một ngày qua với 577 ca.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia ngày 20/7. Ảnh: THX/TTXVN

Số ca tử vong vì dịch bệnh tại Indonesia cũng tăng 74 ca lên tổng cộng 4.975 ca. 62.1 bệnh nhân COVID-19 ở nước này đã được chữa khỏi, trong khi tổng số ca nghi nhiễm hiện là 57.393 ca. Tới nay, toàn bộ 34 tỉnh ở Indonesia đã ghi nhận có các ca nhiễm.

Số ca mắc bệnh tại Philippines cũng tăng lên 85.486 ca sau khi ghi nhận thêm 1.874 ca mắc trong ngày 29/7. Số ca tử vong cũng tăng 16 ca lên tổng cộng 1.962 ca. Philippines có 26.996 bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị khỏi.  

Tại Malaysia, Thứ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Awang Solahudin thông báo chính phủ nước này chỉ cho phép lao động nước ngoài làm việc trong ngành xây dựng, nông nghiệp và trồng cọ. 

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 20/7. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu trong phiên họp quốc hội sáng 29/7, Thứ trưởng Wang Solahudin cho biết quyết định này nhằm đảm bảo người dân quốc gia Hồi giáo này có việc làm sau khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, trong đó có lệnh giới hạn đi lại (MCO). Ông khẳng định bộ này ưu tiên việc làm cho lao động là người bản địa trong các lĩnh vực khác và đây là một phần trong các chính sách giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài của quốc gia Đông Nam Á này. Hiện tại, lao động nước ngoài được phép làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Malaysia.    

Trong những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Malaysia có dấu hiệu diễn biến phức tạp khi cơ quan chức năng nước này phát hiện thêm nhiều ổ dịch mới và tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng hiện vẫn ở mức cao. Ngày 29/8, Malaysia phát hiện 13 ca mắc mới, nâng tổng số ca lên 8.956.

Thùy Dương/Báo Tin tức
Ngăn dịch COVID-19, Thái Lan gia hạn tình trạng khẩn cấp tới cuối tháng 8
Ngăn dịch COVID-19, Thái Lan gia hạn tình trạng khẩn cấp tới cuối tháng 8

Ngày 29/7, Chính phủ Thái Lan quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp đến cuối tháng 8 tới để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, mặc dù hơn 2 tháng qua quốc gia này không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN