Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt, số ca mắc mới và tử vong tại các nước đi ngang trong mấy ngày gần đây. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Brunei, Lào và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” ghi nhận trên 1.000 ca bệnh mới và chỉ có 48 ca tử vong.
Diễn biến dịch cũng bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 14/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới cao thứ hai và ca tử vong cao nhất Đông Nam Á. Malaysia từng là điểm nóng song 1 ngày qua chỉ ghi nhận 4,712 ca mắc mới. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Chỉ còn Thái Lan là vẫn đáng ngại, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 13/10 ghi nhận thêm trên 10.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 82 người, đứng thứ ba toàn khối.
Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 369 bệnh nhân mới và 14 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 272.204 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 352 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,6 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 11,9 triệu trường hợp.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 15/10:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
4,233,014 |
+915 |
142,889 |
+41 |
4,070,807 |
Philippines |
2,705,792 |
+7,625 |
40,424 |
+203 |
2,586,369 |
Malaysia |
2,369,613 |
+8,063 |
27,1 |
+88 |
2,240,345 |
Thái Lan |
1,762,190 |
+10,486 |
18,123 |
+94 |
1,636,461 |
Việt Nam |
|
|
|
|
|
Myanmar |
484,317 |
|
18,255 |
|
436,640 |
Singapore |
1,327 |
|
207 |
|
111,498 |
Campuchia |
116,140 |
+265 |
2,610 |
|
|
Lào |
30,615 |
|
36 |
|
6,558 |
Brunei |
9,828 |
|
67 |
|
7,498 |
Thủ đô của Campuchia thận trọng kéo dài các biện pháp hành chính phòng chống dịch bệnh
báo Khmer Times ngày 15/10 đưa tin chính quyền thủ đô Phnom Penh tối 14/10 đã ra quyết định tiếp tục kéo dài các biện pháp hành chính chống dịch COVID-19 thêm hai tuần, từ ngày 15 đến ngày 28/10 nhằm phòng chống dịch bênh này lây lan, đặc biệt là do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Quyết định này đã dập tắt hy vọng của nhiều dịch vụ kinh doanh đang chuẩn bị mở cửa trở lại, đặc biệt là các dịch vụ giải trí như quán bar, quán mát xa cho dù Phnom Penh là thành phố có tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cao nhất thế giới.
Theo quyết định trên, các hoạt động kinh doanh và nghề nghiệp có nguy cơ làm lây nhiễm COVID-19 ở mức cao như rạp chiếu phim, quán karaoke, câu lạc bộ đêm, vườn bia và các loại hình giải trí khác tiếp tục ngừng hoạt động thêm 14 ngày, tuy nhiên số người hội họp vì mục đích cá nhân được phép tăng từ 15 người theo quy định cũ lên 50 người trong một số trường hợp.
Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Y tế Campuchia, bà Youk Sambath cùng ngày cho biết Ủy ban liên bộ của nước này sẽ lên kế hoạch chiến lược về mở cửa trở lại một cách an toàn để thúc đẩy kinh tế quốc gia và chiến lược này yêu cầu sự tham gia của người dân về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Ủy ban liên bộ Campuchia đang nghiên cứu về việc mở cửa trở lại không cần cách ly đối với khách du lịch đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ đến từ các nước có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở mức thấp. Ủy ban này đã chuẩn bị tài liệu liên quan đến vấn đề trên và sẽ gửi kiến nghị này lên Chính phủ để Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen có thể đưa ra quyết định về các điều kiện đối với khách du lịch đến Campuchia.
Theo bà Sambath, sau kỳ nghỉ Lễ Pchum Ben (từ ngày 5-7/10/2021), số ca mắc COVID-19 tại Campuchia không tăng như những lo ngại trước đó, có thể là nhờ hiệu quả của vaccine và việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại chỗ. Sau Lễ Pchum Ben, công nhân các nhà máy quay trở lại làm việc phải xét nghiệm nhanh COVID-19 và số người kết quả dương tính không nhiều.
Số ca mắc mới tại Lào tiếp tục tăng
tại Lào, Bộ Y tế nước này ngày 15/10 cho biết trong 24 giờ qua, Lào đã ghi nhận 573 ca mắc mới COVID-19; trong đó có tới 571 ca lây nhiễm cộng đồng, số còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Theo Bộ Y tế Lào, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước này vẫn diễn biến phức tạp khi số ca mắc tăng cao tại một số tỉnh, thành tiếp tục gây áp lực lớn lên hệ thống y tế quốc gia. Đáng chú ý, sau khi tỉnh Luang Prabang có số ca mắc tăng đột biến hôm 14/10 thì ngày 15/10, tỉnh Khammuan lại vượt thủ đô Viêng Chăn về số ca lây nhiễm cộng đồng khi ghi nhận 161 ca. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 31.188 ca, trong đó có 36 người tử vong.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào đã yêu cầu ngành y tế các địa phương khẩn trương đưa người mắc bệnh đi điều trị và truy vết những người tiếp xúc gần để tiến hành xét nghiệm và cách ly đúng theo quy định; đồng thời tiếp tục chuẩn bị trung tâm cách ly và cơ sở điều trị đầy đủ để chữa trị kịp thời cho các bệnh nhân khi số ca mắc tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, Bộ Y tế Lào tiếp tục vận động người dân khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt hoặc từng tiếp xúc với ca dương tính cần đến ngay cơ sở y tế lây mẫy xét nghiệm nhằm hạn chế các rủi ro do lây nhiễm.
Thái Lan mua 50.000 liệu trình thuốc viên molnupiravir
Tại cuộc họp ngày 14/10, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã thông qua kế hoạch mua 50.000 liệu trình thuốc molnupiravir – dạng viên uống đầu tiên trên thế giới để điều trị COVID-19.
Người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết kế hoạch trên, do Bộ Y tế đệ trình, sẽ được trình lên Nội các để xem xét phân bổ ngân sách. Tiến sĩ Taweesilp nói thêm rằng cuộc họp của CCSA cũng thông qua kế hoạch mua thêm 127 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trước cuối năm nay, cùng với 62,5 triệu liều vaccine thay thế khác từ hãng Moderna và Sinopharm. Thái Lan đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 50% dân số trong tháng này.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 15/10 ghi nhận thêm 10.486 ca mắc mới cùng 94 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 1.762.190 ca, trong đó có 1.636.461 bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục và 18.123 người không qua khỏi.
Philippines dừng cách ly đối với các du khách đến từ các nước trong "danh sách xanh"
Philippines dỡ bỏ yêu cầu cách ly đối với du khách đã tiêm vaccine đầy đủ đến từ Trung Quốc và hơn 40 nước, khu vực khác có số ca mắc COVID-19 ở mức thấp. Đây là thông báo của người phát ngôn Tổng thống, ông Harry Roque ngày 15/10.
Ông Roque cho biết quy định mới áp dụng cho du khách từ Trung Quốc, các nước và khu vực khác trong "danh sách xanh" sẽ có hiệu lực từ ngày 16 đến 31/10.
Những người nước ngoài tiêm vaccine đầy đủ, sẽ cần có xét nghiệm RT-PCR âm tích trong 72 giờ trước khi đi. Sau khi đến Philippines, du khách không cần phải ở lại trong cơ sở cách ly, nhưng được yêu cầu tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày.