Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng dịch bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với mấy ngày trước. Dù vậy, trong 24 giờ qua, Indonesia vẫn là quốc gia có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất châu Á.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 2 trong số các nước Đông Nam Á, song số ca tử vong lại giảm mạnh so với các ngày trước.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 11 bệnh nhân mới, song không có ca tử vong nào vì COVID-19. Nhìn chung, làn sóng dịch tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 17/3 ghi nhận thêm tới 248 ca bệnh mới và 1 ca tử vong.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 75 bệnh nhân mới trong ngày 17/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều tỉnh thành, đồng thời ra thông báo khẩn cấp. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 56.369 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 183 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.634.502 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.369.199 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Timor Leste không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 17/3:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,437,283 |
+6,825 |
,915 |
+162 |
1,266,673 |
Philippines |
635,698 |
+4,7 |
12,866 |
+18 |
561,099 |
Malaysia |
327,253 |
+1,219 |
1,220 |
+2 |
310,958 |
Myanmar |
142,190 |
+11 |
3,203 |
|
131,751 |
Singapore |
60,137 |
+9 |
30 |
|
60,001 |
Thái Lan |
27,402 |
+248 |
88 |
+1 |
26,339 |
Việt Nam |
2,567 |
+7 |
35 |
|
2,198 |
Campuchia |
1,505 |
+75 |
1 |
|
840 |
Timor-Leste |
216 |
|
+8 |
|
109 |
Brunei |
202 |
|
3 |
|
186 |
Lào |
49 |
+1 |
|
|
45 |
Ngày 17/3, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã công bố gói kích thích mới nhằm thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Năm 2020, tăng trưởng kinh tế Malaysia đã giảm 5,6%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1998, do các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19. Thủ tướng Yassin nêu rõ chính phủ sẽ chi 20 tỷ ringgit (4,86 tỷ USD) cho gói kích thích mới. Theo kế hoạch, chính phủ sẽ nâng ngân sách cho công tác tiêm chủng ngừa COVID-19 lên 5 tỷ ringgit (1,2 tỷ USD) từ mức 3 tỷ ringgit (700 triệu USD) trong ngân sách hiện nay. Việc điều chỉnh ngân sách sẽ giúp Malaysia đạt mục tiêu đến tháng 12/2021, có thể tiêm phòng cho 80% trong tổng dân số 32 triệu dân, thay vì đợi đến tháng 2/2022.
Để huy động thêm tài chính, ủy ban chứng khoán sẽ nới lỏng quy định và mở rộng việc gọi vốn cộng đồng cho các doanh nghiệp tư nhân chưa được niêm yết. Phí niêm yết cũng sẽ được miễn trong 12 tháng để khuyến khích các công ty quyết định niêm yết trên sàn chứng khoán, trong khi những doanh nghiệp thua lỗ sẽ được hoàn phí hàng năm. Kể từ cuối năm nay, dịch vụ thương mại 5G sẽ được triển khai theo từng giai đoạn để tăng sáng kiến và tạo thêm việc làm mới cho nền kinh tế số.
Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ tăng hỗ trợ tiền mặt, trợ cấp, đẩy mạnh công tác đào tạo cho các cá nhân và doanh nghiệp, khi phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại tại những khu vực có nhiều ca nhiễm.
Tháng 1 vừa qua, Chính phủ Malaysia đã công bố gói kích thích kinh tế đầu tiên trị giá 3,7 tỷ USD.
Tại Singapore, quốc gia Đông Nam Á này đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 với việc triển khai tiêm vaccine của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) bắt đầu từ ngày 17/3 tại 4 trung tâm tiêm chủng mới là Hong Kah North, Marsiling, Punggol 21 và Radin Mas. Những công dân Singapore cần xuất ngoại trong trường hợp ngoại lệ có thể được tiêm sớm.
Trong khi đó tất cả các trung tâm tiêm chủng khác và các phòng khám sẽ tiếp tục sử dụng vaccine của Pfizer (Mỹ)-BioNTech (Đức). Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết mỗi trung tâm sẽ chỉ lưu trữ và tiêm một loại vaccine. Các cá nhân khi đặt lịch tiêm phải lựa chọn cùng một trung tâm tiêm chủng cho cả hai mũi tiêm của mình. Công suất tiêm ở mỗi trung tâm tiêm chủng là khác nhau.
Ngoài 2 loại vaccine trên, vaccine Sinovac của Trung Quốc cũng đã có mặt tại Singapore hồi cuối tháng 2 vừa qua nhưng chưa được triển khai tiêm vì chưa có đánh giá về độ an toàn và hiệu quả tại nước này. MOH hy vọng đến giữa tháng 4, khi Singapore có tổng cộng 40 trung tâm và hơn 40 phòng khám tiêm phòng vaccine, nước này có thể triển khai tiêm cho 80.000 người/ngày.
Ngày 17/3, tại thủ đô Manila của Philippines đã diễn ra hội nghị trực tuyến với chủ đề “Đổi mới thông qua hợp tác: Lập kế hoạch cho sự phục hồi sau dịch COVID-19”.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatsugu Asakawa cho rằng các nước Đông Nam Á đang phục hồi sau đại dịch COVID-19 có thể hưởng lợi từ các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi dữ liệu và huy động nguồn thu ngân sách thông qua cải cách.
Ông Masatsugu nêu rõ khi các quốc gia dần dần hồi phục sau dịch COVID-19 và những tác động do đại dịch này gây ra đối với nền kinh tế, thế giới đang đứng trước thời điểm quan trọng. Đại dịch COVID-19 mang đến cơ hội để tái thiết nhằm phục hồi một cách ổn định, toàn diện và bền vững hơn. Trên thực tế, các quốc gia ở Đông Nam Á đã phân bổ hơn 420 tỷ USD cho các biện pháp ứng phó với COVID-19.