Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Campuchia và Malaysia.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao gấp nhiều lần “tâm dịch” Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong lại tăng mạnh trở lại so với các ngày trước. Tình hình dịch bệnh tại Philippines đang nóng nhất khu vực ASEAN, tổng số ca mắc mới mỗi ngày tại nước này nhiều hơn cả khu vực cộng lại.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 7 ca mắc COVID-19.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 16/4 ghi nhận thêm 1.585 ca bệnh mới.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 262 bệnh nhân mới và 2 ca tử vong trong ngày 16/4. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại thủ đô Phnom Penh.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 63.710 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 272 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.132.365 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.726.870 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 10 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh.
Diễn biến dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 16/4
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,594,722 |
+5,363 |
43,196 |
+123 |
1,444,229 |
Philippines |
914,971 |
+10,726 |
15,7 |
+145 |
705,757 |
Malaysia |
370,528 |
+2,551 |
1,365 |
+2 |
350,563 |
Myanmar |
142,617 |
+7 |
3,206 |
|
131,884 |
Singapore |
60,769 |
+34 |
30 |
|
60,446 |
Thái Lan |
39,0 |
+1,585 |
97 |
|
28,480 |
Campuchia |
5,480 |
+262 |
|
+2 |
2,393 |
Việt Nam |
2,772 |
+14 |
35 |
|
2,445 |
Timor-Leste |
1,193 |
+55 |
2 |
|
624 |
Brunei |
221 |
|
3 |
|
|
Lào |
54 |
+1 |
|
|
49 |
Trong thông điệp đặc biệt phát đi tối 16/4, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thông báo một sắc lệnh chặt chẽ hơn liên quan tới việc phong tỏa thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal nhằm khống chế sự lây lan của bệnh COVID-19.
Người đứng đầu Chính phủ Campuchia đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng thực thi những biện pháp nghiêm ngặt nhất để đảm bảo người dân ở thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao (tỉnh Kandal) phải ở trong nhà 14 ngày, từ 0h00 ngày 15/4 tới ngày 28/4, nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19. Thủ tướng Hun Sen nêu rõ: “Tôi ra lệnh nội bất xuất, ngoại bất nhập tại thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao".
Trong 24 giờ qua, Campuchia có thêm 262 ca mắc COVID-19 trong bối cảnh lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao tiếp giáp thủ đô đã bước sang ngày thứ hai. Số ca mắc mới, được ghi nhận tại khắp 12 tỉnh/thành trên cả nước, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia lên 5.480 người, trong đó 2.393 người đã bình phục.
Cùng ngày, Chính phủ Thái Lan đã quyết định áp dụng một loạt biện pháp nhằm chặn đứng đà lây lan của đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số lượng các ca nhiễm mới theo ngày đang gia tăng. Tuy nhiên, Thái Lan quyết định không áp đặt giới nghiêm ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước nhằm tránh gánh nặng và sự bất tiện cho người dân.
Người phát ngôn Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) Taweesin Visanuyothin cho biết Bộ Y tế đã đề xuất đánh dấu các tỉnh bằng màu sắc và các biện pháp phải dựa trên mức độ của tình hình. Theo đó, vùng đỏ được kiểm soát tối đa sẽ bao gồm 18 tỉnh là Bangkok, Chiang Mai, Chonburi, Samut Prakan, Prachuap Khiri Khan, Samut Sakhon, Pathum Thani, Nakhon Pathom, Phuket, Nakhon Ratchasima, Nonthaburi, Songkhla, Tak, Udon Thani, Suphanburi, Sa Kaew, Rayong và Khon Kaen. Trong khi đó, 59 tỉnh còn lại sẽ được xem xét xếp vào vùng da cam, tức là vùng kiểm soát.
Ngoài ra, các trường học và cơ sở giáo dục sẽ chỉ được phép dạy trực tuyến, các quán bar, cửa hàng massage, tiệm karaoke sẽ phải đóng cửa cho tới khi có thông báo tiếp theo và việc bán đồ uống có cồn tại các nhà hàng bị cấm. Tất cả những buổi tiệc hoặc tụ tập đông người đều phải hủy hoặc hoãn, trong khi những hoạt động liên quan đến hơn 50 người đều phải xin phép trước.
Nhà chức trách cũng khuyến cáo người dân tránh rời khỏi nhà và làm việc tại nhà càng nhiều càng tốt. Mặc dù giao thông liên tỉnh vẫn được phép, người dân được yêu cầu phải kiểm tra các biện pháp phòng dịch được áp dụng tại địa phương nơi họ đến.
Các nhà hàng vẫn được phục vụ khách tại vùng đỏ và vùng da cam, nhưng thời gian đóng cửa và mức độ phục vụ được quy định khác nhau, chậm nhất là 23h00'. Các siêu thị, chợ dân sinh và những địa điểm kinh doanh tương tự được mở cửa đến 21h00', nhưng không được tổ chức bất kỳ hoạt động nào thu hút đám đông.
Trong 24 giờ qua, Thái Lan đã ghi nhận thêm 1.582 ca COVID-19 - mức cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp, đưa tổng số các ca bệnh ở nước này từ trước tới nay lên 39.0 ca. Từ đầu tháng 4 đến nay, toàn bộ 77 tỉnh của Thái Lan đều đã ghi nhận các ca mắc COVID-19./