Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN chỉ có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực. Indonesia hiện là ổ dịch nghiêm trọng nhất châu Á khi nước này một thời gian dài đều ghi nhận số ca tử vong và ca bệnh mới cao hơn hẳn các quốc gia khác.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong 24 giờ qua, Indonesia là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận tới 9.7 ca COVID-19 và 192 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.243.646 ca và 33.788 ca.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 53 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 17/2.
Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 2.998 ca bệnh mới, 22 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua. Malaysia là nước có số ca mắc COVID-19 trong ngày nhiều thứ 2 châu Á trong vòng 24 giờ, chỉ sau Indonesia.
Myanmar trong 24 giờ qua không công bố biến động về số liệu dịch COVID-19 (theo trang worldometers.info). Như vậy, hết ngày 17/2, Myanmar có tổng cộng 141.659 người nhiễm virus SARS-Cov-2, trong đó có 3.192 người không qua khỏi.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan diện rộng. Trong 24 giờ quan, Thái Lan ghi nhận 175 ca mắc mới.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 49.711 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 267 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.298.769 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.005.972 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 7 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Có Lào, Timor Leste và Brunei là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 17/2.
Số liệu dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 17/2:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,243,646 |
+9,7 |
33,788 |
+192 |
1,047,676 |
Philippines |
553,424 |
+1,184 |
11,577 |
+53 |
512,033 |
Malaysia |
272,163 |
+2,998 |
1,005 |
+22 |
229,762 |
Myanmar |
141,659 |
|
3,192 |
|
130,859 |
Singapore |
59,821 |
+11 |
29 |
|
59,661 |
Thái Lan |
24,961 |
+175 |
82 |
|
23,697 |
Việt Nam |
2,329 |
+18 |
35 |
|
1,574 |
Campuchia |
479 |
|
|
|
470 |
Brunei |
185 |
+1 |
3 |
|
178 |
Timor-Leste |
102 |
|
|
|
62 |
Lào |
45 |
|
|
|
41 |
Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận thêm 9.7 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca dương tính tại nước này lên 1.243.646 ca. Với số ca nhiễm mới được ghi nhận này, Indonesia hiện là nước có số ca nhiễm trong ngày cao nhất Đông Nam Á, trong khi xét trên toàn châu Á, số ca nhiễm mới tại nước này chỉ xếp sau Ấn Độ - nước có tổng số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới (10.937.320 ca).
Bộ Y tế Indonesia ngày 17/2 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 192 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người mắc COVID-19 không qua khỏi ở nước này lên 33.788 ca. Trong 24 giờ qua, Tây Java là khu vực tập trung đông người được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 nhất tại nước này, 4.124 ca, tiếp sau là Jakarta (1.445 ca), Trung Java (869 ca), Đông Java (580 ca) và Đông Kalimantan 452.
Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này thông báo có 2.998 ca nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận tại nước này trong 24 giờ qua, trong đó số ca lây nhiễm trong cộng đồng là 2.991 ca. Hiện tổng số ca dương tính với virus gây bệnh COVID-19 ở nước này đã lên tới 272.163 ca.
Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo có thêm 1.184 ca nhiễm và 53 ca tử vong trong 24 giờ qua. Hiện tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Philippines đã lần lượt lên tới 553.424 ca và 11.577 ca. Kể từ tháng 1/2020 - thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nước này, đến nay Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho 7,86 triệu dân trong tổng số 110 triệu dân ở nước này.
Báo Phnom Penh Post của Campuchia ngày 16/2 đưa tin Thủ tướng nước này Samdech Techo Hun Sen đã phân bổ thêm 1,5 tỷ riel (3.000 USD) cho 4 tỉnh của nước này giáp biên giới với Thái Lan để hỗ trợ lao động trở về nước trong thời gian cách ly tập trung phòng dịch COVID-19.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh hơn 7.000 người Campuchia đã được tiêm vaccine chống COVID-19 trong 5 ngày đầu của chiến dịch tiêm phòng do Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Campucha thực hiện.
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Hun Sen, ngày 16/2, đại diện các Bộ Tư pháp và Bộ Y tế Campuchia đã nhóm họp để xem xét và điều chỉnh các thông tư liên quan đến việc áp dụng các biện pháp y tế ở các cửa khẩu. Theo Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia York Sambath, số tiền hỗ trợ trên sẽ được dành để mua lương thực, thực phẩm và các vật tư khác phục vụ hoạt động cách ly phòng dịch tại 4 tỉnh là Battambang, Banteay Meanchey, Oddar Meanchey và Pailin (phía Tây Bắc Campuchia). Theo đó, hai tỉnh Battambang và Banteay Meanchey, mỗi tỉnh nhận thêm 300 triệu riel, tỉnh Oddar Meanchey và Pailin nhận lần lượt 400 triệu riel và 500 triệu riel, cộng thêm nước đóng chai, mỳ ăn liền, túi ngủ.
Theo người phát ngôn của Bộ Y tế Campuchia Or Vandine, trong 5 ngày đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 tình nguyện ngoài cộng đồng từ ngày 10-15/2/2021, hơn 2.000 người dân nước này đã được tiêm phòng vaccine Sinopharm do Trung Quốc sản xuất, trong đó có 698 phụ nữ, trong khi 556 người tình nguyện khác bị từ chối tiêm phòng do có vấn đề về sức khỏe. Bộ Quốc phòng Campuchia cũng thông báo đã tiêm phòng cho 4.969 người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân và công an.
Trước đó cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo không phát hiện ca mắc mới COVID-19 và có thêm một ca khỏi bệnh. Như vậy tính đến nay, Campuchia có tổng cộng 479 ca mắc COVID-19, trong đó 470 người đã hồi phục và không có ai tử vong.