Trong ngày 17/6, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất là Indonesia với 12.624 ca. Tiếp đó là Philippines với 6.637 ca, Malaysia với 5.7 ca, Thái Lan với 3.129 ca, Campuchia với 625 ca, Việt Nam với 515 ca, Singapore với 27 ca và Lào với 1 ca.
Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (277 ca), Philippines (155 ca), Malaysia (60 ca), Thái Lan (30 ca) và Campuchia (12 ca).
Số ca mắc COVID-19 tại Campuchia tiếp tục tăng nhanh
Bộ Y tế Campuchia cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 625 ca mắc COVID-19, trong đó có 34 ca nhập cảnh và 591 ca lây nhiễm cộng đồng. Một số tỉnh tại Campuchia cũng thông báo về tình trạng lây nhiễm COVID-19 ở mức 2 chữ số mỗi ngày.
Như vậy, tính đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 40.782 ca mắc COVID-19, trong đó 35.030 người hồi phục và 0 người tử vong.
Campuchia ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên tại thành phố Sihanoukville, ở miền Nam, hồi cuối tháng 1/2020 và tình hình dịch bệnh tại nước này được kiểm soát tốt cho đến khi xảy ra “sự cố cộng đồng ngày 20/2” khiến dịch COVID-19 lây lan trên phạm vi cả nước. Từ ca tử vong do COVID-19 đầu tiên ngày 11/3/2021, số ca tại Campuchia đến nay đã tăng lên 0 người.
Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ngày 16/6 đã thông báo kế hoạch kiểm soát lây lan dịch COVID-19 tại các nhà máy và xí nghiệp ở Phnom Penh. Theo ông Khuong Sreng, bất chấp diễn biến khó khăn của dịch COVID-19, hầu như mọi hoạt động của các nhà máy và xí nghiệp vẫn diễn ra bình thường và chỉ số ít nhà máy phải tạm ngừng hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu khiến công nhân nhà máy mắc COVID-19 là do phương tiện vận chuyển đưa, đón công nhân từ các nhà máy khác nhau và không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch.
Trước tình hình này, chính quyền Phnom Penh kêu gọi thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân nhà máy, lập khu vực ăn uống riêng, tách biệt với khu làm việc, cải thiện vệ sinh môi trường làm việc và xịt khử khuẩn thường xuyên.
Indonesia xem xét phong tỏa toàn bộ trụ sở các bộ tại thủ đô
Indonesia ghi nhận thêm 12.624 ca mắc COVID-19 - mức cao nhất kể từ ngày 30/1, đưa tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.950.276. Cũng trong 24 giờ qua, đã có thêm 277 trường hợp tử vong do COVID-19, đưa tổng số người không qua khỏi vì căn bệnh này ở Indonesia lên 53.753.
Trước tình hình trên, Chính phủ Indonesia đang xem xét phong tỏa toàn bộ trụ sở các bộ, ngành ở thủ đô nước này. Trong phát biểu đưa ra ngày 17/6, Bộ trưởng Cải cách hành chính và Công chức Indonesia Tjahjo Kumolo cho biết kế hoạch trên đã được một số bộ, ngành khởi xướng sau khi phát hiện các nhân viên dương tính với COVID-19. Nhà chức trách Indonesia đang xem xét phong tỏa trụ sở của Bộ Cải cách hành chính và Công chức và sẽ thảo luận biện pháp này với Bộ trưởng Điều phối Phát triển Con người và Văn hóa Muhadjir Effendy trong ngày 18/6.
Trước đó, Bộ trưởng Xã hội Tri Rismaharini đã quyết định đóng cửa trụ sở bộ này sau khi phát hiện 11 nhân viên tại văn phòng của mình mắc COVID-19.
Cũng trong ngày 17/6, Tổng thư ký Hạ viện Indonesia Indra Iskandar cho biết văn phòng thuộc cơ quan này đã bị phong tỏa sau khi phát hiện 11 nghị sĩ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Theo ông Indra, ngoài 11 nghị sĩ nói trên, một số người khác làm việc trong Khu phức hợp Quốc hội, từ các chuyên gia đến các nhân viên an ninh nội bộ, cũng có kết quả dương tính với COVID-19.
Chính phủ Indonesia mới đây đã quyết định gia hạn lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng quy mô nhỏ (PPKM) từ ngày 15-28/6 sau khi số ca mắc mới COVID-19 tăng đột biến. Một số quy định mới được áp dụng lần này bao gồm cho phép 75% nhân viên văn phòng làm việc tại nhà và tổ chức học trực tuyến tại tất cả các “vùng đỏ”.
Quốc vương Malaysia yêu cầu tăng cường các biện pháp chống dịch
Tại Malaysia, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Bộ Y tế Malaysia thông báo trong 24 giờ qua, nước này có thêm 5.7 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 678.764 ca.
Theo quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Noor Hisham Abdulla, trong số các ca mắc mới có tới 5.735 ca lây nhiễm trong cộng đồng và chỉ có 3 ca nhập cảnh. Nước này cũng ghi nhận thêm 60 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi vì đại dịch này lên 4.202 ca. Có khoảng 7.530 người đã bình phục, nâng số người bình phục lên 608.465 ca, tương đương 89,6% số ca mắc.
Trước đó, ngày 16/6, Quốc vương Abdullah đã yêu cầu quốc hội nước này nhóm họp trở lại trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Thông cáo của Cung điện Hoàng gia Malaysia dẫn lời Quốc vương Abdullah nhấn mạnh quyết định triệu tập lại quốc hội sẽ cho phép tất cả các nghị sĩ thảo luận về những biện pháp chống dịch và các vấn đề quan trọng khác. Quốc vương Abdullah cũng hối thúc chính phủ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia để đạt được mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 80% dân số Malaysia.
Thông cáo trên được đưa ra sau cuộc họp cùng ngày của Hội đồng Quân chủ dưới sự chủ trì của Quốc vương Abdullah. Đây là lần thứ hai Hội đồng Quân chủ Malaysia triệu tập cuộc họp kể từ khi Quốc vương Abdullah nhậm chức. Mục đích của cuộc họp là thảo luận và xem xét kỹ lưỡng mọi quan điểm của các nhà lãnh đạo chính trị đã đệ trình lên Quốc vương Abdullah trong 7 ngày qua liên quan sức khỏe cộng đồng, an ninh, chính trị và kinh tế của Malaysia.
Trước đó, ngày 12/1, Quốc vương Abdullah đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài đến ngày 1/8 do dịch bệnh COVID-19 diễn biến nghiêm trọng.
Thái Lan đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng
Theo Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA), nước này đến nay đã tiêm 7.003.783 liều vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh nước này đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tính đến ngày 16/6, tổng cộng 5,1 triệu người ở Thái Lan, chiếm 7,3% trong gần 70 triệu dân số nước này, đã được tiêm liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên.
Tối 16/6, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thông báo nước này sẽ mở cửa đón du khách nước ngoài trở lại trong 4 tháng nữa. Nhà lãnh đạo Thái Lan cho biết để đạt được mục tiêu này, trung bình 10 triệu liều vaccine dự kiến sẽ được tiêm mỗi tháng từ tháng 7 trở đi và đặt mục tiêu vào đầu tháng 10, 50 triệu người được tiêm liều vaccine đầu tiên.
Theo CCSA, Thái Lan ngày 17/6 ghi nhận thêm 3.129 ca nhiễm mới và 30 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 207.724 ca và 1.555 ca tử vong. CCSA cho biết các biện pháp cách ly đối với cả khách du lịch Thái lan và du khách quốc tế sẽ được nới lỏng từ tháng tới.
Lào mở rộng tiêm vaccine cho người nước ngoài
Công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Lào có thể được tiêm vaccine COVID-19 miễn phí.
Ngày 17/6, Cục trưởng Cục Vệ sinh và nâng cao sức khỏe Lào, Tiến sĩ Phonepaseuth Ounaphom cho biết công dân nước ngoài muốn tiêm chủng có thể đến các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc trung ương để đăng ký và khám sàng lọc xem có đủ điều kiện hay không. Tuy nhiên, người nước ngoài sẽ không được chọn vaccine. Chính phủ Lào đã phân bổ các loại vaccine khác nhau cho các nhóm đối tượng riêng biệt. Cụ thể, vaccine Pfizer/BioNTech chỉ dành cho người lớn tuổi. Vaccine AstraZeneca sẽ được tiêm cho nhân viên y tế và cá nhân trong các nhóm có nguy cơ, cũng như những người từ 60 tuổi trở lên, những người có bệnh nền. Trong khi vaccine Sinopharm sẽ được tiêm cho những người từ 18 đến 60 tuổi.
Bộ Y tế Lào cho biết để có thể đạt hoặc thậm chí vượt chỉ tiêu tiêm chủng cho ít nhất 50% dân số trong năm nay, bên cạnh việc tiếp tục tiêm cho các nhóm đối tượng ưu tiên, nước này cũng cung cấp vaccine cho tất cả các công dân khác.
Liên quan tình hình COVID-19 trong nước, trưa 17/6, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, Lào chỉ phát hiện một ca mắc mới tại thủ đô Viêng Chăn, thấp nhất trong nhiều ngày qua tại nước này.
Đến nay, Lào ghi nhận tổng cộng 2.034 ca mắc COVID-19, trong đó 1.924 người đã khỏi bệnh và 3 ca tử vong.