COVID-19 tại ASEAN hết 23/2: Philippines trao đổi y tá lấy vaccine; Thủ đô Campuchia phong toả hàng loạt

Đến hết ngày 23/2, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 51.500 ca tử vong và trên 2, triệu người bệnh. Philippines đề xuất trao đổi y tá lấy vaccine của Anh, Đức, trong khi Campuchia phong toả gần 50 địa điểm ở thủ đô để kiểm soát dịch.

Chú thích ảnh
Cơ quan chức năng Campuchia đã phong toả hàng chục địa điểm tại thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN phát

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.794 ca mắc COVID-19 và 353 ca tử vong.

Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 2.2.276 ca mắc COVID-19 trong đó có 51.544 ca tử vong và 2.102.613 bệnh nhân đã bình phục.

Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm phần lớn với 323 ca. Philippines thêm 6 ca tử vong và Malaysia thêm 14 ca.

Với 9.775 ca nhiễm mới Indonesia vẫn đang chứng kiến tốc độ lây lan nhanh. Nước này tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN với số ca tử vong lên tới trên 35.000 người, trong tổng số 1.298.608 ca bệnh.

Tình hình Malaysia vẫn căng thẳng với 2.4 ca nhiễm mới trong ngày 23/2. Trong khi đó, Thái Lan tiếp tục khống chế được dịch với 95 ca nhiễm mới; Singapore chỉ ghi nhận thêm 4 ca. 

Campuchia ghi nhận thêm 25 ca nhiễm mới, Timor Leste thêm 4 ca trong khi Brunei và Lào không ghi nhận ca nhiễm mới nào.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang đi tàu điện ngầm ở Manila, Philippines. Ảnh: Reuters 

Philippines thực hiện chương trình trao đổi y tá để lấy vaccine của Anh và Đức

Ngày 23/2, một quan chức cấp cao Philippines cho biết nước này sẽ cho phép hàng nghìn nhân viên y tế, chủ yếu là các y tá, sang Anh và Đức làm việc nếu hai nước châu Âu nhất trí quyên góp vaccine ngừa COVID-19 cho nước này.

Philippines – một trong số những nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất tại châu Á, đã nới lỏng lệnh cấm xuất cảnh đối với các nhân viên y tế, nhưng vẫn hạn chế số chuyên gia y tế rời nước này ở mức 5.000 người/năm. Cục trưởng Cục Các vấn đề quốc tế thuộc Bộ Lao động Philippines, bà Alice Visperas cho biết nước này đang để ngỏ khả năng dỡ bỏ hạn chế đó để đổi lấy vaccine của Anh và Đức. Số vaccine này sẽ được dùng để tiêm cho các lao động nước ngoài và hàng trăm nghìn người Philippines hồi hương.

Hiện Anh là nước có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao thứ 6 trên thế giới và là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch. Trong khi đó, Đức có số ca mắc COVID-19 cao thứ 10 trên toàn cầu. Hai nước Anh và Đức đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tổng cộng 23 triệu người, trong khi Philippines chưa khởi động chiến dịch tiêm phòng cho 70 triệu người trưởng thành, tức hơn 60% trong tổng 108 triệu dân.  

Chú thích ảnh

Philippines dự kiến nhận lô vaccine đầu tiên trong tuần này do Trung Quốc tặng. Quốc gia Đông Nam Á này muốn đảm bảo tổng cộng 148 triệu liều vaccine.

Các y tá nằm trong số hàng triệu người Philippines làm việc tại nước ngoài, đóng góp lượng kiều hối quan trọng cho nền kinh tế đất nước với 30 tỷ USD/năm. Theo thống kê của chính phủ, năm 2019 có gần 17.000 y tá Philippines ký hợp đồng làm việc tại nước ngoài.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang và mặt nạ phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 12/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Thủ đô Campuchia phong tỏa 47 địa điểm

Theo Bộ Y tế Campuchia, tính đến chiều 23/2, 47 địa điểm liên quan đến “sự kiện cộng đồng ngày 20/2” đã tạm thời bị phong tỏa. Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân và đặc biệt là những người đang sinh sống tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh giáp ranh Kandal nâng cao cảnh giác, quản lý tốt gia đình và hợp tác thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho cộng đồng.

Các nghiên cứu cho thấy tình hình lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay tại nước này nguy hiểm và diễn biến phức tạp hơn so với “sự kiện cộng đồng ngày 28/11 năm ngoái". Các biện pháp và can thiệp đang được Bộ Y tế thực hiện áp dụng tùy theo diễn biến tình hình từng địa phương để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2  ra cộng đồng.

Cùng ngày, báo Khmer Times đưa tin Chính phủ Campuchia cũng đã yêu cầu đóng cửa tất cả các bảo tàng, rạp chiếu phim và nhà hát tại Phnom Penh và tỉnh Kandal trong 2 tuần để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan mạnh ra cộng đồng.

Chú thích ảnh
Từ sáng 20/2, các cầu dẫn vào đảo Kim Cương (Koh Pich) bị phong tỏa. Ảnh: TTXVN/phát

Ngoài ra, tất cả các trường học công lập và tư thục cũng như các trường kỹ thuật và đào tạo nghề ở Phnom Penh và Kandal cũng phải đóng cửa 2 tuần và thực hiện dạy và học trực tuyến trong thời gian này.

Nhằm hỗ trợ người dân chống dịch, chính quyền thành phố Phnom Penh trước đó đã tiến hành phân phát miễn phí 250.000 khẩu trang vải, do Thủ tướng Hun Sen trao tặng, tại 14 quận, huyện và 25 điểm chợ quanh thủ đô. 

Ngày 23/2, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 99 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 liên quan đến “Sự cố cộng đồng ngày 20/2”. Trong cả nước, Campuchia đã xác định được 593 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 475 trường hợp được chữa khỏi và 116 trường hợp đang được điều trị tại các bệnh viện.

Thái Lan cấp phép vaccine Trung Quốc, tính bỏ cách ly với du khách đã tiêm phòng

Ngày 23/2, Thái Lan thông báo đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc), một ngày trước khi nhận lô đầu tiên gồm 200.000 liều vaccine này vào ngày 24/2.

Người phát ngôn Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) Taweesilp Visanuyothin cho biết chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Thái Lan sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, do số lượng hạn chế, vaccine sẽ được chuyển đến 13 tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất hoặc có ý nghĩa kinh tế nhất, với đối tượng ưu tiên là các nhân viên y tế, người có bệnh mãn tính và người cao tuổi. Tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là Samut Sakhon (vùng kiểm soát COVID-19 chặt chẽ và tối đa) và 8 tỉnh nằm trong vùng kiểm soát COVID-19 là Bangkok (phía Tây), Pathum Thani, Nonthaburi, Samut Prakan, Tak (huyện Mae Sot), Nakhon Pathom, Samut Songkhram và Ratchaburi.

Chú thích ảnh
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: THX/ TTXVN

Trong giai đoạn hai, sẽ có thêm 800.000 liều vaccine được chuyển đến trong tháng 3 và 1 triệu liều trong tháng 4. Ông Taweesilp cho biết tổng cộng 2 triệu liều vaccine Sinovac dự kiến sẽ tới Thái Lan trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4. AstraZeneca sẽ cung cấp 26 triệu liều từ tháng 6 đến tháng 8 và 35 triệu liều từ tháng 9 đến tháng 12.

Theo Bloomberg, Thái Lan có thể dỡ bỏ quy định cách ly với du khách nước ngoài đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.  Quyết định này nhằm giúp đất nước hồi phục ngành công nghiệp du lịch, bị tổn thất nặng nề bởi đại dịch. 

Tại cuộc họp nội các ngày 23/2, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết, du khách nước ngoài tới Thái Lan có thể được miễn cách ly 2 tuần nếu họ có giấy chứng nhận đã tiêm chủng. Tuy nhiên nhà chức trách Thái Lan vẫn tiếp tục theo dõi hành trình của du khách. Chính phủ sẽ xem xét thận trong tất cả cá khía cạnh liên quan đến một động thái như vậy trước khi áp dụng. 

Chú thích ảnh
Du khách nước ngoài tới Thái Lan có thể được miễn cách ly 2 tuần nếu đã tiêm chủng COVID-19. Ảnh: Reuters

Về tình hình COVID-19, Thái Lan ngày 23/2 ghi nhận thêm 95 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Nam Á này từ trước tới nay lên 25.599 trường hợp, trong đó có 83 bệnh nhân tử vong. 

Tổng thống Indonesia kêu gọi hợp tác để ngăn chặn đại dịch

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về ngăn chặn đại dịch COVID-19 được tổ chức trực tuyến ngày 23/2, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi các nước trên thế giới cùng hợp tác để ngăn chặn đại dịch. Ông Joko Widodo nêu rõ tất cả các quốc gia phải tăng cường hợp tác trong nước cũng như với các nước trên thế giới vì "không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn".

Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia đều đang nỗ lực để đảm bảo nguồn vaccine cho người dân, nhà lãnh đạo Indonesia nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy quyền tiếp cận bình đẳng với vaccine cho tất cả mọi người.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN

Ông Joko Widodo cũng cho biết Indonesia đã đảm bảo được nguồn vaccine COVID-19 thông qua các thỏa thuận đặt mua vaccine từ một số nhà cung cấp quốc tế. Dù vậy, Indonesia vẫn đang chủ động tham gia các nỗ lực hỗ trợ bình đẳng trong tiếp cận vaccine cho các quốc gia trên thế giới thông qua các tổ chức quốc tế.

 

Thu Hằng/Báo Tin tức
COVID-19 tới 6h sáng 24/2: Gần 2,5 triệu ca tử vong; Biến thể ở California lây nhanh hơn
COVID-19 tới 6h sáng 24/2: Gần 2,5 triệu ca tử vong; Biến thể ở California lây nhanh hơn

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 9.317 ca tử vong mới và trên 345.640 ca nhiễm. Tổng số ca tử vong đã gần đến ngưỡng 2,5 triệu, trong khi biến thể mới phát hiện ở California, Mỹ được cho có khả năng lây lan nhanh hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN