Trong 24 giờ qua, khối ASEAN chỉ có hai quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines và Indonesia. Indonesia dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch, gấp đôi quốc gia xếp sau là Philippines và bỏ xa các nước khác.
Philippines dịch bệnh tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, khi số ca mắc mới tại nước này tăng vọt và vượt qua cả Indonesia về số ca mắc/ngày cũng như tổng số bệnh nhân. Đây chính là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN hiện nay. Hơn 1 tuần qua, Philippines luôn ghi nhận số ca mắc mới/ngày ở mức trên 3.000 ca.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 10.015 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 92 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 420.699 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 311.251 trường hợp.
Trong ngày, Myanmar đã xuất hiện ổ dịch mới sau một thời gian dài kiểm soát tốt dịch bệnh.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới. Tuy nhiên, dù vẫn ghi nhận các ca mới, song tình hình dịch bệnh tại một số nước ASEAN – như Thái Lan hay Singapore - đang xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.
Số liệu dịch COVID-19 tại khu vực ASEAN ngày 24/8:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Philippines |
194.252 |
+4.6 |
3.010 |
+13 |
132.042 |
Indonesia |
155.412 |
+1.877 |
6.759 |
+79 |
111.060 |
Singapore |
56.404 |
+51 |
27 |
|
54.587 |
Malaysia |
9.274 |
+7 |
125 |
|
8.965 |
Thái Lan |
3.397 |
+2 |
58 |
|
3.222 |
Việt Nam |
1.022 |
+6 |
+27 |
|
587 |
Myanmar |
474 |
+24 |
6 |
|
341 |
Campuchia |
273 |
|
|
|
263 |
Brunei |
143 |
|
3 |
|
139 |
Timor-Leste |
26 |
|
|
|
25 |
Lào |
22 |
|
|
|
20 |
Ngày 24/8, Bộ Y tế Philippines (DOH) thông báo có 4.6 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này lên 194.252 ca.
DOH cũng cho biết đã có tất cả 132.042 ca khỏi bệnh sau khi có thêm 729 bệnh nhân phục hồi. Trong khi đó, nước này hiện ghi nhận tổng cộng 3.010 ca tử vong.
Vùng thủ đô Manila là khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trên cả nước trong 24 giờ qua với 2.519 ca. Kế đó là các tỉnh Laguna 286 ca; Cavite 218 ca, Bulacan 189 và Rizal 179 ca.
Thứ trưởng DOH, bà Maria Rosario Vergeire, cho biết số ca mới mắc COVID-19 gia tăng tại nước này một phần là do người lao động Philippines nhiễm bệnh từ nước ngoài trở về. Một yếu tố khác là do lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện đang xảy ra tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong gia đình và giữa các gia đình với nhau. Do đó, DOH đang cân nhắc lại các chiến lược để có thể kiểm soát hiệu quả vấn đề này.
Bộ Y tế Indonesia thông báo có 1.877 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại "quốc gia vạn đảo" lên 155.412.
Indonesia cũng đã ghi nhận tổng cộng 111.060 ca khỏi bệnh sau khi có thêm 3.560 bệnh nhân bình phục và được xuất viện. Ngoài ra, với thêm 79 ca không qua khỏi, hiện có tổng cộng 6.759 ca tử vong do COVID-19 tại nước này.
Tính đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại toàn bộ 34 tỉnh thành của Indonesia. Đặc biệt, trong 24 giờ qua, thủ đô Jakarta ghi nhận nhiều ca mới mắc COVID-19 nhất trên cả nước. Trong khi đó, 4 tỉnh không phát hiện thêm các ca bệnh gồm có Jambi, Bangka Belitung, Đông Nusa Tenggara và Gorontalo.
Trước đó, ngày 20/8, công ty dược phẩm Sinovac của Trung Quốc và Bio Farma của Indonesia đã ký bản ghi nhớ về việc ưu tiên phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho Indonesia. Theo thỏa thuận, Sinovac cam kết cung cấp 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 11/2020 đến tháng 3/2021 cho Indonesia và tiếp tục ưu tiên cung cấp số lượng lớn vaccine cho Bio Farma từ tháng 3/2021 đến cuối năm.
Ngày 24/8, hơn 1.000 thợ mỏ Indonesia đã chặn lối ra vào mỏ vàng lớn nhất thế giới ở nước này để phản đối quyết định của một công ty về cấm hoạt động thăm thân của thợ mỏ do lo ngại nguy cơ lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong môi trường làm việc này.
Ngay từ sớm, các thợ mỏ đã tuần hành tại cổng chính của tổ hợp khai thác mỏ Grasberg tại vùng Cực Đông của Papua khi đại diện cho các thợ mỏ và nhà điều hành Freeport có trụ sở tại Mỹ tiến hành thương lượng.
Những người tuần hành phản đối quyết định của công ty khai mỏ, ngừng cung cấp dịch vụ xe buýt tới thành phố Timika do lo ngại nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan, ảnh hưởng đến lực lượng lao động tại mỏ.
Ngày 24/8 tại Myanmar, giới chức y tế nước này thông báo ghi nhận thêm 13 trường hợp mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh tại Myanmar lên 463 người.
Theo Bộ Y tế và Thể thao Myanmar, những trường hợp mới được phát hiện tại thành phố Sittwe, thuộc bang Rakhine (Tây Nam nước này). Các bệnh nhân trên trong nhóm đã được cách ly để theo dõi sức khỏe sau khi có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19.
Như vậy, hiện bang Rakhine ghi nhận tổng cộng 72 ca lây nhiễm trong cộng đồng, kể từ ngày 16/8.