Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Indonesia tình hình tiếp tục diễn biến xấu khi số bệnh nhân mắc và số ca tử vong tiếp tục xu thế tăng cao, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn. “Quốc gia vạn đảo” đang dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân cũng như nạn nhân tử vong do đại dịch.
Philippines dịch bệnh đã có phần hạ nhiệt khi số ca tử vong/ngày giảm mạnh mấy ngày qua, dù số ca mắc mới vẫn cao thứ hai trong số các nước ASEAN. Ngày 27/7, nước này có 16 người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 7.001 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 73 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 246.571. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 143.004 trường hợp.
Trái với tình hình ở Indonesia hay Philippines, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại. Nhiều nước ASEAN tiến tục xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội. Trong ngày, Đông Nam Á có 6 quốc gia ghi nhận các ca bệnh mới.
Số liệu diễn biến dịch COVID-19 ngày 27/7 tại ASEAN:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
100.303 |
+1.525 |
4.8 |
+57 |
58.173 |
Philippines |
82.040 |
+1.657 |
1.945 |
+16 |
26.446 |
Singapore |
50.8 |
+469 |
27 |
|
45.692 |
Malaysia |
8.904 |
+7 |
124 |
|
8.601 |
Thái Lan |
3.295 |
+4 |
58 |
|
3.111 |
Việt Nam |
431 |
+11 |
|
|
365 |
Myanmar |
350 |
|
6 |
|
292 |
Campuchia |
225 |
|
|
|
143 |
Brunei |
141 |
|
3 |
|
1 |
Timor-Leste |
24 |
|
|
|
24 |
Lào |
20 |
|
|
|
19 |
Trong 24 giờ qua, Indonesia chứng kiến một ngày có số ca mắc COVID-19 tiếp tục ở mức cao, với 1.525 trường hợp. Như vậy, tới nay "quốc gia vạn đảo" đã ghi nhận tổng cộng 100.303 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 4.8 ca tử vong (tăng 57 ca so với 1 ngày trước đó).
Với số liệu trên, Indonesia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á lọt vào nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ có số ca mắc bệnh và tử vong cao nhất châu Á.
Đại dịch đang đẩy Indonesia đứng trước nguy cơ bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế trong năm nay và đây sẽ là cuộc suy thoái đầu tiên kể từ năm 1998. Giám đốc điều hành Trung tâm cải cách kinh tế (CORE) Mohammad Faisal đưa ra nhận định trên, đồng thời dự đoán nền kinh tế Indonesia sẽ giảm từ 1,5% đến 3% trong năm 2020.
Tại Philippines, chính sách phong tỏa nghiêm ngặt đã phát huy hiệu quả, giúp Philippines cơ bản khống chế được số ca lây nhiễm COVID-19, ngăn chặn từ 1,3 triệu - 3,5 triệu ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh.
Trong Thông điệp Quốc gia thường niên gửi tới người dân cả nước ngày 27/7, Tổng thống Duterte khẳng định lệnh phong tỏa của nước này - một trong những lệnh phong tỏa có thời hạn dài nhất (khoảng 3 tháng) và nghiêm ngặt nhất trên thế giới - đã giúp Philippines cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, kiềm chế số ca mắc COVID-19. Ông tuyên bố các trường học sẽ không mở cửa trở lại cho tới khi giới khoa học bào chế được vaccine phòng bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, Tổng thống Duterte thừa nhận chính phủ đã chậm trễ trong việc triển khai chương trình xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Theo ông, Philippines hiện có 93 phòng xét nghiệm virus SARS-CoV-2 chính thức trên toàn quốc và chính phủ đặt mục tiêu tiến hành 1,4 triệu xét nghiệm sàng lọc vào cuối tháng 7 này.
Theo Bộ Y tế Philippines, trong ngày 27/7, nước này ghi nhận 1.657 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh tại đây lên 82.040 ca. Trong số này có 26.446 ca đã bình phục và 1.945 ca tử vong.
Tại Campuchia, Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi Thanh niên Campuchia vừa thông báo đã hoàn tất việc chuyển hơn 23 triệu USD tiền mặt cho người nghèo, đồng nghĩa với việc hơn 530.000 hộ gia đình nhận tiền hỗ trợ trong giai đoạn dịch COVID-19 từ chính phủ.
Thông báo của Bộ trên cho hay ước tính có khoảng 30.000 hộ nghèo bị lỡ hạn chót nhận trợ cấp lần này. Đến hạn chót ngày 24/7/2020, có 530.858 hộ gia đình đã nhận tổng cộng trên 94.551 tỷ riel (khoảng 23,2 triệu USD) từ chương trình hỗ trợ tiền mặt của Chính phủ Campuchia được tiến hành từ tháng 6/2020.
Bộ Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi Thanh niên Campuchia cảm ơn các bộ, ngành liên quan và người nhận trợ cấp đã phối hợp để thực hiện thành công chương trình hỗ trợ tiền mặt cho những người nghèo và người dễ bị tổn thương theo chính sách của chính phủ để không một ai bị bỏ lại đằng sau.
Chính phủ Campuchia cũng phối hợp với 4 cơ quan của Liên hợp quốc thực hiện chương trình hỗ trợ lao động Campuchia làm việc tại Thái Lan phải hồi hương vì dịch COVID-19. Chương trình sẽ được tiến hành tại toàn bộ 35 huyện thuộc các tỉnh Battambang, Banteay Meanchey và Siem Reap, tập trung hỗ trợ phòng chống COVID-19 và cung cấp trang thiết bị bảo vệ sức khỏe cho lao động phải về nước. Theo Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia Chou Bun Eng, khoảng 60% lao động Campuchia từ Thái Lan phải về nước sống ở ba tỉnh này.
Ngày 27/7, Campuchia tiếp tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới nào trong cộng đồng.