Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 21.6 ca mắc mới COVID-19 và 302 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 14.812.448 trường 216 và 303.572 ca tử vong. Toàn khối có 13.916.296 bệnh nhân đã bình phục.
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế đi xuống mạnh ở các quốc gia, trừ Việt Nam.
Việt Nam dẫn đầu về ca mắc và tử vong mới trong ASEAN với lần 14.440 ca và 214 ca trong ngày 28/12. Như vậy, tổng số ca mắc đã lên tới 1.0.985 trường hợp, bao gồm 31.632 ca tử vong. CÙng ngày nước ta ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên là một người về từ Anh, được cách ly tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.
Tại Philippines, ca nhiễm mới giảm rất mạnh so với thời kỳ đỉnh cao, chỉ còn 421 ca trong ngày 28/12. Cùng ngày, nước này chỉ ghi nhận 2 ca tử vong. Số ca mắc COVID-19 giảm và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng tăng đã cho phép Philippines hồi sinh ngành du lịch với việc mở cửa biên giới từ ngày 1/12. Du khách đã được tiêm phòng đầy đủ đến từ 157 quốc gia sẽ không phải cách ly nếu có kết quả xét nghiệm âm tính ngay trước chuyến bay và nếu họ không đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh cao trong vòng 2 tuần trước đó.
Malaysia đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới, với 2.757 ca, giảm mạnh so với tuần trước, xuống dưới ngưỡng 3.000 ca. Với sự xuất hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, Chính phủ Malaysia đã quyết định tạm dừng các biện pháp chuyển sang giai đoạn xác định COVID-19 là bệnh đặc hữu. Bộ Y tế Malaysia ngày 28/12 đã quyết định rút ngắn thời gian giãn cách tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 đối với những người đã hoàn thành tiêm vaccine của các hãng Pfizer-BioNTech và AstraZeneca từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này phát hiện thêm 306 ca nghi nhiễm biến thể Omicro từ ngày 21-25/12 và đang đợi kết quả giải trình tự gene.
Thái Lan đứng thứ ba khu vực về ca nhiễm mới với 2.305 ca và 32 ca tử vong trong 24 giờ qua. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 2/12 khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia bất chấp những lo ngại trên thế giới về biến thể Omicron, song việc đóng cửa các địa điểm giải trí có thể sẽ được kéo dài. Kể từ ngày 16/12, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Thái Lan đã quyết định kéo dài thời gian cách ly đối với những người đến nước này theo các chương trình hộp cát và cách ly từ 5 ngày lên 7 ngày. Quyết định này nhằm đối phó với sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron và sự gia tăng các ca nhiễm ở một số nước.
Ngày 28/12, Bộ Y tế Myanmar xác nhận 4 ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ở nước này. Theo bộ trên, biến thể Omicron đã được phát hiện trong 4 mẫu bệnh phẩm của những người trở về từ Dubai, Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Chỉ có 1 trong 4 người nhiễm biến thể mới này là có biểu hiện triệu chứng mắc bệnh và tất cả bệnh nhân đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Theo số liệu của Bộ Y tế Myanmar, tính đến ngày 28/12, nước này ghi nhận 530.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 19.260 ca tử vong.
Số ca nhiễm mới tại Singapore vẫn lên xuống quanh ngưỡng 200, với chỉ 280 ca nhiễm mới và 3ca tử vong mới. Song song với công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó nguy cơ bùng phát COVID-19 do biến thể Omicron, Singapore cũng nới lỏng một số biện pháp giãn cách, theo đó từ ngày 1/1/2022, làm việc tại nhà sẽ không còn là bắt buộc, các công ty, cơ quan được phép cho 50% số nhân viên trở lại làm việc trực tiếp. Việc điều chỉnh này là nhờ số ca nhiễm mới hàng ngày hiện nay đã giảm mạnh, bình quân khoảng 600 ca/ngày trong tuần qua. Đồng thời, Singapore và Malaysia cũng quyết định mở rộng đối tượng được phép đi lại qua VTL trên bộ đối với tất cả công dân hai nước đã tiêm đủ vaccine từ ngày 20/12 tới đây.
Trong khi đó, Campuchia chỉ ghi nhận 5 ca nhiễm mới và 1 ca tử vong mới trong ngày. Từ ngày 30/11, Campuchia đã quyết định cho phép các quán karaoke, câu lạc bộ đêm và quán bar tại thủ đô Phnom Penh được mở cửa trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19. Quyết định này được đưa ra sau khi phần lớn dân số Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 và số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày giảm đáng kể.
Tại Lào, cơ quan chuyên trách phòng chống COVID - 19 của thủ đô Viêng Chăn vừa ra thông báo yêu cầu chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm lệnh cấm phục vụ các loại đồ uống có cồn tại các nhà hàng và các tụ điểm giải trí khác, đồng thời nghiêm cấm việc tổ chức tụ tập, tiệc tùng dưới mọi hình thức để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch 2022 sắp tới.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang lo ngại về sự bùng phát dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra, trong khi tình hình dịch bệnh ở Lào vẫn diễn biến khá phức tạp. Thông báo nêu rõ mọi quán rượu, quán bar hoặc các địa điểm giải trí mở cửa và phục vụ đồ uống có cồn trong dịp Tết Dương lịch 2022 sẽ bị đóng cửa và thu hồi giấy phép kinh doanh ngay lập tức, trong khi các chủ doanh nghiệp sẽ bị phạt và bị truy tố nếu xác định có hành vi làm lây lan dịch COVID - 19.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế Lào ngày 28/12 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 962 ca mắc mới COVID-19 đều là lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 107.740 ca, trong đó có 342 trường hợp tử vong.
Indonesia phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng
Giới chức Indonesia ngày 28/12 cho biết nhà chức trách y tế nước này đang tiến hành truy vết tiếp xúc sau khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng. Đó là một người đàn ông 37 tuổi, ở thành phố Medan và đã đến một nhà hàng tại quận trung tâm ở thủ đô Jakarta đầu tháng này. Người này không có triệu chứng mắc bệnh và đang được cách ly tại một bệnh viện ở thủ đô.
Đầu tháng 12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm các hướng dẫn y tế sau khi một nhân viên tại bệnh viện được dùng làm nơi cách ly ở Jakarta có xét nghiệm dương tính với Omicron.
Giới chức y tế Indonesia cho biết đã có tổng cộng 47 ca được xác nhận nhiễm biến thể Omicron tại nước này, hầu hết là ca nhập cảnh.
Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết trước đây người nhập cảnh vào Indonesia được xét nghiệm PCR 3 lần. Hiện số lần xét nghiệm bắt buộc là 3 lần trong quá trình cách ly bắt buộc. Hiện Indonesia quy định công dân nước này và khách du lịch nhập cảnh phải cách ly 10 ngày tại các cơ sở lưu trú hoặc địa điểm cách ly được chỉ định.