Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có hai quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines và Indonesia. Indonesia vẫn là nước dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch, gấp đôi quốc gia xếp sau là Philippines và bỏ xa các nước khác.
Philippines dịch bệnh tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, khi số ca mắc mới tại nước này tăng vọt và vượt qua cả Indonesia về số ca mắc/ngày cũng như tổng số bệnh nhân. Đây chính là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN hiện nay.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 10.743 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 196 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 446.945 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 324.440 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới. Tuy nhiên, dù vẫn ghi nhận các ca mới, song tình hình dịch bệnh tại một số nước ASEAN – như Thái Lan hay Singapore - đang xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 28/8:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Philippines |
209.544 |
+3.999 |
3.325 |
+91 |
134.474 |
Indonesia |
165.887 |
+3.003 |
7.169 |
+105 |
120.900 |
Singapore |
56.666 |
+94 |
27 |
|
55.337 |
Malaysia |
9.306 |
+10 |
125 |
|
9.030 |
Thái Lan |
3.10 |
+6 |
58 |
|
3.237 |
Việt Nam |
1.0 |
+2 |
30 |
|
663 |
Myanmar |
628 |
+26 |
6 |
|
349 |
Campuchia |
273 |
|
|
|
265 |
Brunei |
144 |
|
3 |
|
139 |
Timor-Leste |
27 |
|
|
|
25 |
Lào |
22 |
|
|
|
21 |
|
|
|
|
|
|
Indonesia ghi nhận số ca nhiễm cao nhất trong một ngày
Trong vòng 1 ngày qua, Indonesia đã ghi nhận 3.003 ca nhiễm mới, mức tăng cao nhất trong một ngày. Hiện nước này ghi nhận tổng cộng 165.887 ca nhiễm, và 7.169 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 105 ca trong ngày 28/8.
Ngày 27/8, Chủ tịch Ủy ban Xử lý dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và Phục hồi kinh tế quốc gia Erick Thohir cho biết chính phủ Indonesia có kế hoạch cung cấp vaccine ngừa COVID-19 miễn phí cho người dân vào năm 2021.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Hạ viện, ông Thohir cũng bày tỏ hy vọng rằng quốc gia này sẽ nhận được 30 triệu liều vaccine COVID-19 vào cuối năm nay thông qua hợp tác với các hãng Sinovac của Trung Quốc và G42 của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để tiêm chủng cho 15 triệu người dân nếu các thử nghiệm lâm sàng hiện nay cho kết quả tốt. Ông Thohir – người cũng đang giữ chức Bộ trưởng Doanh nghiệp nhà nước – cho hay kế hoạch cung cấp vaccine nói trên sẽ do nhà nước chi trả và sẽ sử dụng dữ liệu của hệ thống chăm sóc y tế quốc gia (BPJS) làm cơ sở để quản lý vaccine.
Tuy nhiên, nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước vốn đang ngày một thâm hụt, ông Thohir cũng đề nghị những người có đủ khả năng chi trả tự bỏ tiền túi để mua vaccine một cách độc lập.
Cũng theo Bộ trưởng Thohir, các công ty dược phẩm Indonesia đã hợp tác với hai công ty Trung Quốc và UAE nói trên để mua vaccine. Cụ thể, công ty dược phẩm quốc doanh Bio Farma và Sinovac cam kết sản xuất 20 triệu liều vaccine vào cuối năm nay và 250 triệu liều vào năm 2021.
Trong khi đó, hãng dược khác thuộc sở hữu nhà nước là Kimia Farma sẽ hợp tác với G42 để cung cấp 10 triệu liều vaccine COVID-19 vào tháng 12 tới và 50 triệu liều khác trong quý I/2021.
Tại Philippines, 3.999 ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 209.544 ca.
Khoảng 1/5 số này được ghi nhận trong 10 ngày qua. Ngoài ra, 91 ca tử vong đã nâng tổng số ca tử vong lên 3.325 ca.
Trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận 10 ca mắc bệnh, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 9.306 ca. Ngày 28/8, Bộ trưởng Công nghiệp Trồng trọt và Hàng hóa Malaysia Mohd Khairuddin Aman Razali đã bị cảnh sát thẩm vấn do vi phạm quy định về phòng chống dịch.
Bộ trưởng Khairuddin đã phải dành 3 giờ đồng hồ để trả lời các câu hỏi của cảnh sát liên quan đến vụ việc. Đích thân phó Giám đốc Cục điều tra Tội phạm trực thuộc Cảnh sát Hoàng gia, ông Mior Faridalathrash Wahid, tiến hành thẩm vấn.
Hôm 7/7, ông Khairuddin đã về Malaysia sau chuyến công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ. Theo quy định phòng dịch của Chính phủ Malaysia, trong thời điểm hiện tại, những người nhập cảnh nước này, bất kể là đối tượng nào, đều phải thực hiện cách ly bắt buộc trong hai tuần. Tuy nhiên, Bộ trưởng Khairuddin đã “quên” tuân thủ quy định này và vụ việc đã bị báo chí phanh phui.
Ông Khairuddin đã bị phạt 1.000 ringgit (khoảng 240 USD) theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, dư luận Malaysia vẫn tỏ ra bất bình trước hành động vi phạm luật pháp của Bộ trưởng, nhất là một số nghị sĩ đối lập. Ngày 23/8, ông Khairuddin đã phải lên báo xin lỗi người dân và cam kết quyên góp 4 tháng tiền lương vào quỹ phòng chống dịch của chính phủ.